Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Thông điệp ý nghĩa từ một cuộc thi vẽ tranh

Quốc Phong - Lê Hường - 21:57, 22/03/2020

Cùng cả nước chung tay phòng, chống dịch bệnh toàn cầu đang diễn biến phức tạp, Đoàn trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh, TP. Gia Nghĩa (Đăk Nông) đã phát động cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và nhận được 23 bức tranh do chính các em học sinh của từng chi đoàn vẽ. Mỗi bức tranh được các em lên ý tưởng, đưa ra những thông điệp tuyên truyền đầy ý nghĩa về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Các em học sinh cùng tham gia vẽ tranh
Các em học sinh cùng tham gia vẽ tranh

Thầy Hoàng Văn Hùng, Bí thư Đoàn trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh cho biết: Trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh là 1 trong 2 trường của tỉnh Đăk Nông có nhiều học sinh từ các huyện tập trung về học nên công tác phòng, chống dịch được nhà trường đặc biệt quan tâm. Ngay từ đầu mùa dịch, nhà trường đã tích cực trong công tác vệ sinh trường lớp, phòng chống dịch và có những khuyến cáo, hướng dẫn các em phòng, chống dịch bệnh theo quy chuẩn của Bộ Y tế. 

Để giúp học sinh nâng cao ý thức phòng, chống dịch cho bản thân, gia đình và cộng đồng, nhà trường muốn các em chủ động tự tìm hiểu để có kiến thức nên trường mở cuộc thi này. “Chúng tôi hy vọng qua các bức tranh, các em không chỉ nâng cao kiến thức, nhận thức tự phòng ngừa dịch bệnh mà còn biết tuyên truyền cho gia đình, người thân, bạn bè về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Sau cuộc thi, các em sẽ trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Chúng tôi rất vui khi thấy các em hào hứng tham gia cuộc thi”, thầy Hùng chia sẻ.

Sau 3 ngày phát động, Ban Tổ chức đã nhận được 23 bức tranh của các chi đoàn. Với những ý tưởng sáng tạo, nội dung tuyên truyền sâu sắc về dịch bệnh Covid-19, các em đã thể hiện được sự hiểu biết, ý thức cao về trách nhiệm của bản thân trong công tác tuyên truyền phòng, chống dịch. 

Sau khi cùng cả lớp nghiên cứu ý tưởng và thực hiện tác phẩm tranh, em Phan Thị Khánh Ly, lớp 12 Sinh, Trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh nhận thấy bản thân mình có thêm nhiều kiến thức về phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Khánh Ly chia sẻ: Chúng em rất hào hứng với cuộc thi này. Lớp em chuyên Sinh nên thực hiện bức tranh mang đặc trưng sinh học, trung tâm là hình ảnh virus Corona, mối đe dọa với nhân loại toàn cầu. Xung quanh con virus là những hình ảnh quốc kỳ của nhiều nước và bàn tay. Bức tranh thể hiện, mỗi người trên trái đất góp một bàn tay cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh.

Thầy Tạ Ngọc Bảo, Hiệu trưởng Nhà trường cho hay, Ban Giám hiệu nhà trường rất bất ngờ với những tác phẩm dự thi. Các tác phẩm được đầu tư công phu, có chiều sâu nội dung. Những tư tưởng, thông điệp, chủ trương của Đảng và Nhà nước được các em thể hiện hết qua tranh vẽ. Các em thực sự đầu tư tìm tòi, nghiên cứu về virus Corona, có ý tưởng sáng tạo và có sự trẻ trung trong việc truyền tải những thông điệp. 

“Chúng tôi đánh giá cao và thật sự khâm phục sự sáng tạo của các em. Các tác phẩm dự thi của học sinh đều rất có giá trị về mặt tinh thần trong giai đoạn cả nước chung tay phòng, chống dịch bệnh hiện nay. Điều đó chứng tỏ, sự sáng tạo của mọi lứa tuổi là không có giới hạn. Chúng tôi hy vọng, sau cuộc thi, chính các em sẽ trở thành những tuyên truyền viên”, thầy Tạ Ngọc Bảo chia sẻ.

Sau khi đánh giá, tác phẩm “Hào khí Việt Nam giữa biển dịch Covid” của Chi đoàn lớp 11 chuyên Văn đã giành giải Nhất. Bức tranh được thể hiện khá sinh động về cuộc chiến đang diễn ra trên toàn cầu - cuộc chiến với Covid-19. Việt Nam không đơn độc, người dân Việt Nam không đơn độc trong cuộc chiến này. Chính phủ và đồng bào Việt Nam đang rất cố gắng, nỗ lực chống Covid-19.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.