Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Thông quan khó khăn, hàng nghìn xe hàng ùn tắc ở cửa khẩu Lào Cai

Trọng Bảo - 10:55, 24/08/2022

Trong mấy ngày qua, hoạt động thông quan hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành, tỉnh Lào Cai bị hạn chế, do tình hình hình dịch Covid-19 nước bạn diễn biễn phức tạp, nên thiếu lái xe trung chuyển. Điều này khiến cho hơn 1.000 phương tiện chở hàng đang ùn tắc tại khu vực cửa khẩu.

Hàng nghìn phương tiện đang ùn ứ tại khu vực Cửa khẩu đường bộ số II Kim Thành, thành phố Lào Cai
Hàng nghìn phương tiện đang ùn ứ tại khu vực Cửa khẩu đường bộ số II Kim Thành, thành phố Lào Cai

Trong số các phương tiện đang nằm tại khu vực Cửa khẩu Lào Cai phần lớn là các xe chở hàng nhập khẩu của Trung Quốc đã giao hàng nhưng chưa bàn giao được trở lại về phía bên kia biên giới. Còn lại là các xe lên cửa khẩu để nhập hàng và các xe hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Do số lượng xe lớn cục bộ trong vài ngày đã làm nhiều tuyến đường xung quanh Cửa khẩu Lào Cai trở nên chật chội.

“Chúng tôi bảo đảm duy trì an ninh trật tự ổn định. Đối với các phương tiện hàng hóa, chúng tôi đã đưa vào khu vực chờ xuất khẩu. Đối với các phương tiện thùng rỗng chờ làm thủ tục về nước bạn, chúng tôi đã phối hợp với các ban ngành để làm sao trong thời gian tới sớm giải quyết để các xe này về nước”, Thiếu tá Đinh Quang Chính - Trạm trưởng Trạm Biên phòng Cửa khẩu đường bộ số II Kim Thành

Do thiếu lái xe trung chuyển, nên số lượng hàng hóa được thông quan trong những ngày qua cũng giảm xuống chỉ bằng 1/3 so với thời điểm trước. Trong đó, hàng hóa nhập khẩu chiếm tới 80% gồm: Rau củ quả, hàng tiêu dùng, hóa chất; hàng xuất khẩu gồm: Lạc, sắn, than... Riêng mặt hàng trái cây tươi mỗi ngày chỉ xuất được vài xe, chủ yếu là thanh long và chuối…

Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân. Đặc biệt, nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) đã nỗ lực lao động sản xuất, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, lợi thế của địa phương, liên kết tạo nên các sản phẩm OCOP có giá trị, góp phần nâng cao thu nhập.