Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Thu nhập cao từ liên kết trồng rau an toàn

PV - 09:29, 02/05/2018

Sau 10 tháng hoạt động, Tổ liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của Chi hội Phụ nữ khối 1, thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô, Kon Tum) đã đem lại hiệu quả, giúp các thành viên có thu nhập từ 10-15 triệu đồng/tháng.

Tham gia tổ liên kết, các sản phẩm có đầu ra ổn định, giá thành cao. Tham gia tổ liên kết, các sản phẩm có đầu ra ổn định, giá thành cao.

 

Để tạo cơ hội, giúp đỡ chị em cùng phát triển kinh tế, tháng 6/2017, được sự hướng dẫn của Hội LHPN các cấp, Chi hội Phụ nữ khối 1, thị trấn Đăk Tô đã bàn bạc, thành lập Tổ liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn với 7 thành viên, diện tích gieo trồng khoảng 1,5ha.

Chị Trần Thị Khuyên, thành viên của Tổ vui mừng khoe: “Nếu ngày trước 1 sào tôi bán được khoảng 5 triệu đồng thì bây giờ bán được 7-8 triệu đồng. Đặc biệt, nay không phải ra chợ bán từng mớ rau, mỗi ngày, tôi đều nhập về cho các mối ở huyện Ngọc Hồi, Đăk Tô…. Việc buôn bán khỏe hơn rất nhiều”.

Với mục đích đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và tạo hiệu quả kinh tế cao, sau khi thành lập, các thành viên trong tổ liên kết đã được Hội LHPN huyện Đăk Tô phối hợp với các đơn vị tổ chức tập huấn về kỹ thuật trồng các loại rau an toàn. Không chỉ thế, trên diện tích đất của mình, các thành viên cũng bàn bạc, thảo luận, chọn trồng các loại rau phù hợp.

“Không để xảy ra tình trạng trồng ồ ạt một loại rau, gây khó cho đầu ra, trước khi xuống giống, chúng tôi họp, để các thành viên nêu ý kiến, chọn trồng loại rau “sở trường”. Hộ trồng bí, hộ trồng ngò, ớt… dàn trải, ít cạnh tranh nên sản phẩm làm ra không đủ để bán”, cô Bùi Thị Mai-Tổ trưởng tổ liên kết chia sẻ.

Không chỉ được giới thiệu, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, tham gia vào tổ liên kết, chị em còn được các cấp hội tổ chức cho thăm quan, học tập kinh nghiệm từ các mô hình trồng rau sạch, rau an toàn ở Măng Đen (huyện Kon Plông). Cùng với đó, được tuyên truyền, nâng cao nhận thức, các thành viên còn tham gia giám sát quá trình trồng, đảm bảo việc sản xuất sạch, uy tín cho tổ liên kết.

Với những hiệu quả thiết thực, các thành viên đã chủ động mở rộng thêm diện tích để đem lại hiệu quả kinh tế. Chỉ sau 10 tháng kể từ ngày đi vào hoạt động, mô hình tổ liên kết trồng rau an toàn của chi hội phụ nữ khối 1 đã thu hút thêm 3 thành viên tham gia, nâng diện tích gieo trồng lên 2,5ha, đem lại thu nhập tương đối ổn định cho các tổ viên.

BÌNH AN

Tin cùng chuyên mục
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.