Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông dự Công bố Quyết định thanh tra về việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Đắk lắk

Lê Hường - 11:28, 04/05/2024

Ngày 3/5, Thanh tra Ủy ban Dân tộc đã công bố Quyết định 158/QĐ-TTg ngày 22/4/2024 về việc thanh tra thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tại tỉnh Đắk Lắk.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông phát biểu chia sẻ tại buổi Công bố quyết định thanh tra
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông phát biểu tại buổi Công bố quyết định thanh tra

Tham dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Thông; Thanh tra Ủy Ban Dân tộc. Về phía tỉnh, có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn; Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lê Ngọc Vinh và đại diện các sở, ban, ngành liên quan.

Báo cáo tại buổi công bố quyết định thanh tra, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Lê Ngọc Vinh thông tin tóm tắt kết quả triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719.

Tỉnh Đắk Lắk 15 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 2 huyện nghèo là Ea Súp và M’Đrắk; 184 xã, phường, thị trấn và 2.199 thôn, buôn, tổ dân phố. Toàn tỉnh có 49 thành phần dân tộc, trong đó đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ 34,4%. Đến nay, tổng số hộ nghèo đến cuối năm 2023 là 46.091 hộ, trong đó hộ nghèo DTTS chiếm tỷ lệ 19,7% số hộ nghèo toàn tỉnh. Tổng số hộ cận nghèo của tỉnh là 34.230, trong đó hộ cận nghèo DTTS chiếm tỷ lệ 55,4% số hộ cận nghèo toàn tỉnh.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn phát biểu tại buổi công bố quyết định thanh tra
Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn phát biểu tại buổi công bố quyết định thanh tra

Những năm qua, tình hình KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Đắk Lắk đã có những bước khởi sắc rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tích cực chăm lo sản xuất kinh doanh, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, tích cực. Đặc biệt, kể từ khi triển khai Chương trình MTQG 1719, đời sống vật chất, tinh thần người dân đã có những chuyển biến tích cực hơn.

Toàn tỉnh có 130 xã/15 huyện, thị xã, thành phố thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó có 54 xã khu vực III, 5 xã khu vực II, 71 xã khu vực I; 519 thôn, buôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi được thụ hưởng Chương trình. Sau khi chia tách, sáp nhập, giải thể hoặc đổi tên thôn, buôn theo các Nghị quyết của HĐND tỉnh, dự kiến toàn tỉnh còn 472 thôn, buôn đặc biệt khó khăn.

Ngay từ khi triển khai Chương trình MTQG 1719, tỉnh Đắk Lắk đã vào cuộc quyết liệt, nghiêm túc và khẩn trương. Với cương vị là cơ quan đầu mối chủ trì, Ban Dân tộc tỉnh đã tích cực phối hợp, bám sát các sở ngành để tháo gỡ, tham mưu UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn, đẩy manh tiến độ thực hiện.

Giai đoạn 2021 - 2023, kế hoạch vốn, dự toán ngân sách Trung ương giao thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là hơn 1.485,7 tỷ đồng. Ngân sách địa phương đã bố trí để thực hiện Chương trình hơn 133,5 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/12/2023, tỉnh Đắk Lắk thực hiện giải ngân gần 775,5 tỷ đồng ngân sách Trung ương; hơn 99,7 tỷ đồng ngân sách địa phương.

Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Lê Ngọc Vinh báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719
Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Lê Ngọc Vinh báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719

Nguồn vốn đã được sử dụng hỗ trợ nhà ở 341 hộ; nước sinh hoạt phân tán cho 7.563 hộ; đầu tư 15 dự án ổn định, sắp xếp dân cư tại chỗ cho đồng bào DTTS tại 7 huyện; 3 dự án chăn nuôi cho 49 hộ; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng cho hơn 1.163 hộ trên địa bàn 29 xã của 5 huyện; đầu tư 157 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống; duy tu bảo dưỡng 174 công trình trong vùng đồng bào DTTS và miền núi; 18 công trình trường phổ thông dân tộc nội trú tại 14 huyện, thị xã, thành phố; tổ chức 7 lớp xóa mù chữ cho người dân tại 6 xã vùng đồng bào DTTS và miền núi; 15 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã; 32 lớp hỗ trợ đào tạo nghề với hơn 845 lượt người tham gia

Nhấn mạnh vai trò của công tác thanh kiểm tra đối với việc thực hiện Chương trình MTQG 1719, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông cho biết: Chương trình MTQG 1719 là chương trình lớn, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều bộ nghành. Đắk Lắk lại là tỉnh có đông thành phần dân tộc, tỷ lệ đồng bào DTTS cao, Chương trình MTQG 1719 có tác động rất lớn đến tỉnh, đến bà con DTTS của tỉnh... Vì vậy, quá trình thanh tra, kiểm tra sẽ làm cho việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh được tốt hơn, từ đó tác động tích cực đến đối tượng thụ hưởng là người dân các DTTS trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu tại buổi công bố quyết định thanh tra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn nhấn mạnh: Từ khi triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh Đắk Lắk luôn bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, bộ ngành trong việc triển khai thực hiện các Dự án, Tiểu dự án thuộc Chương trình. Chương trình được triển khai thực hiện hiệu quả sẽ là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sự phát vùng đồng bào DTTS và miền núi, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng khó khăn.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn thanh tra thực hiện công việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn cho biết, tỉnh sẽ phối hợp tốt với đoàn trong việc cung cấp hồ sơ, tài liệu, nội dung liên quan… Đồng thời, đề nghị các sở, ban, ngành và các địa phương đoàn thanh tra trực tiếp làm việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu để cuộc thanh tra đạt kết quả.

Theo Quyết định 158/QĐ-TTg ngày 22/4/2024 về việc thanh tra thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Đắk Lắk, Đoàn Thanh tra sẽ tiến hành thanh tra một số nội dung liên quan việc thực hiện Chương trình MTQG 1719. Thời kỳ thanh tra từ năm 2021 đến hết năm 2023. Thời hạn thanh tra là 45 ngày làm việc thực tế, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Không chỉ là tấm gương mẫu mực trong làm kinh tế giỏi, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong thời gian qua, lực lượng già làng, trưởng thôn, Người có uy tín ở Quảng Nam đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi các hủ tục, tệ nạn, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền của tỉnh.