Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc là giá đỡ cho sự thịnh vượng kinh tế

PV - 09:34, 05/12/2018

Ngày 4/12, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cuối kỳ 2018 với chủ đề “Chia sẻ cơ hội trong xu thế chuyển dịch thương mại toàn cầu”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu ý kiến. Cùng dự có đông đảo đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương; các hiệp hội doanh nghiệp (DN) trong nước và nước ngoài; các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, đối tác phát triển.

Nguyễn Xuân Phúc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam cuối kỳ 2018.

Ngày 4/12, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cuối kỳ 2018 với chủ đề “Chia sẻ cơ hội trong xu thế chuyển dịch thương mại toàn cầu”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu ý kiến. Cùng dự có đông đảo đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương; các hiệp hội doanh nghiệp (DN) trong nước và nước ngoài; các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, đối tác phát triển.

Phát biểu ý kiến tại phiên khai mạc Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, thương mại thế giới đang đứng trước nhiều thử thách lớn, trong đó có sự nổi lên của tư tưởng bảo hộ, chiến tranh thương mại, nguy cơ xói mòn niềm tin vào hệ thống thương mại tự do. Tuy nhiên, với sự lạc quan của những người yêu toàn cầu hóa, đề cao những lợi ích của thương mại tự do, chúng ta vẫn luôn tìm thấy các cơ hội hợp tác rộng mở với dòng chảy chính vẫn là hòa bình, hợp tác và toàn cầu hóa.

Nhờ có niềm tin đó, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2018, ước đạt khoảng 7%, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua kể từ khủng hoảng kinh tế thế giới 2008. Môi trường kinh doanh của Việt Nam không ngừng được cải thiện. Việt Nam giờ đã là một “công xưởng lớn” của thế giới và là một điểm tựa cho nhiều tập đoàn lớn xuyên quốc gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh tại khu vực và trên toàn cầu. Sự hiện diện của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới ở Việt Nam là bảo chứng cho chất lượng môi trường đầu tư và triển vọng tăng trưởng của Việt Nam.

Nguyễn Xuân Phúc Thủ tướng trò chuyện với các đại biểu dự diễn đàn. Ảnh: VGP

Bên cạnh đó, sự lớn mạnh của nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân Việt Nam cũng cho thấy môi trường kinh doanh của chúng ta hoàn toàn có thể ươm mầm nên những DN lớn tầm cỡ, có khả năng cạnh tranh và là đối tác xứng tầm của các tập đoàn quốc tế. Rất nhiều DN của Việt Nam giờ đây đã “dong buồm ra đại dương”, khẳng định vị thế và năng lực cạnh tranh quốc tế…

Với chủ đề của Diễn đàn lần này, Thủ tướng cho rằng, mặc dù cách mạng công nghiệp 4.0, nền kinh tế số hay các tiến bộ công nghệ được xem là dòng chính quyết định các xu hướng phát triển của nhân loại trong thế kỷ này, nhưng những giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc vẫn sẽ trường tồn, là thứ làm nên sự khác biệt, là cội nguồn sức mạnh tinh thần, là giá đỡ cho sự thịnh vượng kinh tế, là bệ phóng cho những tiến bộ của chúng ta. Thủ tướng cho rằng, để nắm bắt cơ hội và hợp tác thành công, chúng ta cần thúc đẩy sự nỗ lực và hợp tác của cả ba bên, đó là: nỗ lực của chính các DN Việt Nam; sự hợp tác và chia sẻ cơ hội của các DN FDI: thúc đẩy vai trò kiến tạo phát triển và đồng hành của Chính phủ.

Ảnh: VGP Ảnh: VGP

Theo đó, Chính phủ ưu tiên tập trung vào ba vấn đề trọng tâm: quyết tâm giữ vững sự ổn định chính trị xã hội và nền tảng kinh tế vĩ mô; tiếp tục tăng tốc cải thiện chất lượng môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; ưu tiên nhiều hơn nữa cho đầu tư khoa học công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D), đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng thông minh, hạ tầng kỹ thuật số để thúc đẩy và tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cùng với đó là tăng cường đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục và đào tạo nhân lực.

Thủ tướng mong rằng, VBF tiếp tục sẽ là một kênh đối thoại chính sách quan trọng và hiệu quả giữa Chính phủ với cộng đồng DN, là chất keo kết dính các ý tưởng, đề xuất, kiến nghị của DN với chính sách của Chính phủ. Chính phủ sẽ hỗ trợ hết mình để DN phát triển; đặc biệt, Chính phủ cam kết tạo lập môi trường kinh doanh rộng mở, công bằng và chi phí thấp, tạo thuận lợi thương mại hơn nữa cho các DN trong hoạt động xuất nhập khẩu, cải cách công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành cũng như điện tử hóa các thủ tục hành chính. Chỉ có sự thành công của cộng đồng DN mới mang lại sự thịnh vượng cho đất nước và chính các nhà đầu tư; hiện thực hóa khát vọng phồn vinh của dân tộc Việt Nam trong những thập niên tới.

Ngay sau phiên khai mạc, VBF đã tiến hành các phiên thảo luận gồm: Nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng; Nâng cao kiến thức phục vụ ngành công nghiệp hiện đại; Khắc phục những trở ngại đối với DN.

PV