Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thời sự

Thúc đẩy giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển

Hạnh Nguyên - 14:17, 28/02/2023

Ngày 27/2, tại TP. Cần Thơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị Phát triển Giáo dục và Đào tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh; Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang; Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn; Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ; Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành; Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Vũ Hải Quân; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Đinh Công Sỹ; Phó Chủ nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Trần Thị Hoa Ry.

Hội nghị còn có sự tham dự của các Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Phạm Ngọc Thưởng, Hoàng Minh Sơn; Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Lê Tấn Dũng; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, lãnh đạo Sở GD&ĐT các tỉnh/thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ và một số bộ, ngành…

Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, quán triệt Nghị quyết 29-NQ/TW, đầu tư của ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội cho sự nghiệp GD&ĐT tại ĐBSCL đã được cải thiện, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học từng bước được đầu tư và hoàn chỉnh.

Về điều kiện bảo đảm chất lượng GD&ĐT, các tỉnh/thành phố triển khai đúng các quy định của Trung ương về các cơ chế, chính sách phát triển GD&ĐT. Ngoài ra từng địa phương ban hành cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển GD&ĐT trên địa bàn. Quy mô mạng lưới trường lớp mở rộng. Tỷ lệ trường đạt Chuẩn Quốc gia ở cấp mẫu giáo, mầm non cao hơn trung bình chung của cả nước. Đội ngũ nhà giáo cơ bản đáp ứng về số lượng và chất lượng, tận tụy với nghề, tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Dù còn nhiều khó khăn, nhưng vùng ĐBSCL vẫn có một số chỉ số đạt ở mức trung bình, trên trung bình so với cả nước. Các ngành học, bậc học phát triển về quy mô, số lượng và chất lượng. Số lượng cơ sở giáo dục được kiểm định ngày càng tăng. Từ việc chỉ có Trường Đại học Cần Thơ, hiện nay đã có 17 trường đại học (trong đó có 6 trường ngoài công lập). Nhiều chương trình liên kết, đề án đào tạo đại học, sau đại học do các bộ, ngành Trung ương triển khai thực hiện, đào tạo bác sĩ, kiến trúc, kinh tế… góp phần tăng nguồn nhân lực chất lượng cho vùng ĐBSCL.

Bộ trưởng Bộ GD – ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu chỉ đạo tại HN
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, nhìn chung, tình hình GD&ĐT của vùng còn nhiều hạn chế, tồn tại, như: Việc huy động trẻ đến trường còn thấp, nhất là nhà trẻ. Mạng lưới trường lớp còn phân tán; nhiều địa phương còn nhiều điểm trường, đặc biệt ở những vùng có nhiều kênh rạch, cồn, bãi. Tỷ lệ phòng học kiên cố hoá chưa cao, thấp hơn bình quân chung cả nước. Tỷ lệ thiết bị dạy học tối thiểu đáp ứng nhu cầu dạy học chỉ đáp ứng 46,4%. Nhiều trường học còn thiếu các phòng học bộ môn, phòng chức năng, phòng làm việc. Tình trạng thiếu giáo viên còn xảy ra cục bộ ở một số địa phương. Chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, cũng như chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có trình độ sơ cấp trở lên thấp hơn 10% so với toàn quốc cũng như các khu vực khác…

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho rằng: Giải pháp căn bản trong thời gian tới là hoàn thiện cơ chế, đổi mới công tác quản lý giáo dục; thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục. Đồng thời phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Bên cạnh đó tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho rằng: Giải pháp căn bản trong thời gian tới là hoàn thiện cơ chế, đổi mới công tác quản lý giáo dục; thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục. Đồng thời phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Bên cạnh đó tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Bảo đảm nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho phát triển giáo dục.

Tại Hội nghị, các đại biểu, lãnh đạo UBND một số tỉnh, thành phố trong khu vực và các trường đại học trọng điểm, đã trình bày các giải pháp khắc phục khó khăn, giữ vững chất lượng giáo dục, đồng thời kiến nghị các giải pháp để phát triển GD&ĐT.

Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Tấn Dũng cho rằng: Làm sao để đạt 65% lao động qua đào tạo theo Nghị quyết của Chính phủ, và các lao động trở về địa phương làm việc. “Theo tôi phải tăng cường mạng lưới giao thông, đầu tư hơn cho cơ sở vật chất trường nghề. Bên cạnh đó cần mở thêm nhiều khu công nghiệp, tạo việc làm cho người lao động. Chúng ta làm bài toán: Lương 5 triệu đồng/tháng mà ở gần nhà thì vẫn tốt hơn làm 7 triệu đồng/tháng ở Đông Nam Bộ. Mong các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện tốt công tác phân luồng, đầu tư cơ sở vật chất đào tạo nghề và giúp con em chúng ta sẽ học tập suốt đời. Về phía Cần Thơ, cần xây dựng thành Trung tâm GD&ĐT, thực hiện kết nối vùng và tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng thu hút người học các ngành về khoa học công nghệ”, ông Dũng nói.

Ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc, nêu kiến nghị
Ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc, nêu kiến nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng, ĐBSCL có 43 thành phần dân tộc, trong đó chiếm số đông là Khmer, người Hoa, người Chăm, nên giáo dục chuyên biệt có điều kiện phát triển. Tuy nhiên toàn vùng chỉ có 47% trường đặc thù đạt chuẩn quốc gia. Theo tiêu chí đánh giá của cả nước, số lượng xã khó khăn của vùng giảm rất mạnh, hiện chỉ còn 50 xã, 252 thôn đặc biệt khó khăn, nên đối tượng đủ tiêu chí tuyển vào trường chuyên biệt giảm nhưng bà con rất cần tiếp cận việc học.

"Tôi đề nghị Bộ GD&ĐT quan tâm. Các địa phương nghiên cứu để các thôn, bản, các dân tộc có cơ hội tiếp cận giáo dục bình đẳng như các dân tộc khác. Mong ngành Giáo dục tham mưu Chính phủ để đào tạo giáo viên là người địa phương, có tỷ lệ cơ cấu giáo viên là người dân tộc đó. Hệ thống cơ chế chính sách cần được thiết kế và thay đổi, chính sách không chỉ cho vùng đặc biệt khó khăn mà cho vùng đồng bào DTTS; có chính sách giáo dục đặc thù riêng cho vùng ĐBSCL, đề nghị bổ sung nội dung này vào giải pháp phát triển giáo dục vùng”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầ A Lềnh kiến nghị.

Phát biểu kết thúc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng: Tuy còn rất nhiều khó khăn (huy động trẻ mầm non ra lớp, cơ sở vật chất còn hạn chế…), nhưng chất lượng giáo dục của ĐBSCL rất khả quan, đứng thứ 2/6 vùng, cho thấy nỗ lực của đội ngũ đã vượt lên những khó khăn để ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục.

Bộ trưởng GD&ĐT nhấn mạnh: “Không nên gọi giáo dục ĐBSCL là vũng trũng, vì đã có rất nhiều bước tiến. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn toàn thể đội ngũ, các nhà quản lý, đội ngũ giáo viên đã nỗ lực trong thời gian qua".

Ông TRần Việt Trường – Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ, trình bày tham luận
Ông Trần Việt Trường - Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ trình bày tham luận

Mục tiêu của chúng ta là đổi mới giáo dục toàn diện (Chương trình Giáo dục phổ thông 2018), vùng ĐBSCL phải khắc phục nhiều khó khăn trong thực hiện: Nhu cầu về giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị rất lớn. Nhưng nhìn sâu hơn, ĐBSCL đang hứa hẹn sẽ là vùng phát triển mạnh, với những thuận lợi: Quyết tâm của đội ngũ nhà giáo. Các hoạt động GD&ĐT không màu mè, không hình thức. Trong các trường học, học sinh giữ nền nếp, con người đồng bằng hồn hậu. Quan trọng nhất trong giáo dục là “Nhân”, phát triển Nhân thì sẽ có nhân lực tốt, có nhân tài. ĐBSCL đã làm rất tốt về giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh. Thành quả này không phải một sớm một chiều mà có được.

Thời gian tới, phải có giải pháp tổng thể để giải quyết các vấn đề, như: Xây dựng, sắp xếp quy hoạch mạng lưới trường học cho hợp lý với bối cảnh sông nước chằng chịt. Có phương án phù hợp trong sắp xếp điểm trường. Cần có mẫu trường học phù hợp với địa hình, điều kiện sông nước, hướng đến mô hình gần gũi với thiên nhiên, giảm chi phí đầu tư. Tăng cường trang thiết bị và bố trí đủ các phòng bộ môn để phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới. Đặc biệt, nâng cao mặt bằng dân trí là vấn đề thiết thân với giáo dục của vùng, vì tỷ lệ học đại học, đào tạo nghề còn thấp. Do vậy nâng cao tỷ lệ sinh viên phải là điểm nhấn trong chính sách giáo dục.

Mỗi vùng có những đặc thù khác nhau, Cần Thơ thuận lợi nhưng Cà Mau, Kiên Giang còn nhiều khó khăn, mà ngân sách có hạn, có tỉnh dành hơn 20% ngân sách dành cho giáo dục, nhưng sự quan tâm đầu tư này không đều giữa các tỉnh. Đề nghị các đồng chí lãnh đạo các tỉnh, thành phối hợp với Bộ GD&ĐT kiến nghị và đề xuất chính sách đầu tư phát triển giáo dục trong thời gian tới. Đặc biệt quan tâm và có chính sách giáo dục cho vùng đồng bào DTTS.

"Về phía Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp các bộ, ngành tiến hành rà soát các chính sách và có kế hoạch đề xuất tăng cường đầu tư, kiên cố hoá trường lớp… Bộ sẽ làm việc với Đại học Cần Thơ về việc đóng vai trò gì; việc thành lập các phân hiệu; làm thế nào để nâng cao trình độ người dân và tăng số người học đại học…”, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.