Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phát triển bền vững các dân tộc có khó khăn đặc thù

Thực hiện chính sách cho người Đan Lai trong vùng lõi VQG Pù Mát: Cần cơ chế đặc thù để người Đan Lai sớm thụ hưởng chính sách (Bài 2)

Nguyễn Thanh - 23:50, 24/11/2023

Để tháo gỡ những khó khăn trong thực hiện các chủ trương, chính sách cho đồng bào dân tộc Đan Lai tại vùng lõi VQG, các cấp ngành ở tỉnh Nghệ An, huyện Con Cuông, VQG cũng đã vào cuộc nghiêm túc, trách nhiệm trong việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ. Tuy nhiên, do phải đảm bảo thủ tục pháp lý nên việc giao đất, cấp sổ đỏ cho người dân vẫn đang tiếp tục điệp khúc… chờ, kéo theo các chính sách hỗ trợ cho đồng báo cũng chưa thể thực hiện.

Hiện tại, Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông (VQG) được UBND tỉnh giao quản lý, sử dụng trên 940.830 m2 rừng đặc dụng thuộc các huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương. Diện tích được giao quản lý, bao trùm cả diện tích đất ở và đất sản xuất của đồng bào Đan Lai sinh sống tại 2 bản Búng và Cò Phạt thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông.

Một trong những vấn đề bức xúc hiện nay ở hai bản Búng và Cò Phạt là giao đất và cấp GCNSD đất
Một trong những vấn đề bức xúc hiện nay ở hai bản Búng và Cò Phạt là giao đất và cấp sổ đỏ đất

Trên cơ sở phương án quản lý rừng bền vững VQG giai đoạn 2022-2030 được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại quyết định 2288 ngày 4/8/2022, VQG có 401,32ha đất quy hoạch ngoài lâm nghiệp nằm trên địa bàn huyện Con Cuông. Trong đó, có 360,6ha đất sản xuất và đất ở của đồng bào Đan Lai tại 2 bản Búng và Cò Phạt, xã Môn Sơn và 40,72ha đất tại khu du lịch thác khe Kèm, xã Lục Dạ.

Căn cứ theo phương án quản lý rừng bền vững mà tỉnh Nghệ An phê duyệt; để người dân có đất ở, đất sản xuất ổn định cuộc sống, VQG tự nguyện trả lại một phần diện tích đất (đất ở và đất sản xuất nông nghiệp) hiện đang thuộc quyền quản lý của VQG tại địa bàn xã Môn Sơn, là 360,6ha để UBND tỉnh Nghệ An giao lại cho UBND huyện Con Cuông lập phương án sử dụng đất, giao đất cho các hộ dân Đan Lai tại 2 bản Búng và Cò Phạt thuộc xã Môn Sơn sử dụng.

Trẻ em Đan Lai ở vùng lõi VQG đang đối mặt với cuộc sống khó khăn, thiếu thốn
Trẻ em Đan Lai ở vùng lõi VQG đang đối mặt với cuộc sống khó khăn, thiếu thốn

Tuy nhiên, hiện nay quy hoạch 3 loại rừng Nghệ An chưa được Chính phủ phê duyệt, do đó phần diện tích trên, UBND tỉnh chưa giao về cho huyện quản lý.

Để có cơ sở thực hiện các chương trình, dự án, cũng như điều kiện để người dân ổn định cuộc sống, UBND tỉnh Nghệ An đã giao UBND huyện Con Cuông khẩn trương cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan cho Sở Tài nguyên và Môi trường, với nhiều nội dung. Đó là, cung cấp hồ sơ trích lục đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính khu đất VQG tự nguyện trả lại một phần diện tích 360,6 ha được cấp có thẩm quyền xác lập và phê duyệt.

 Ngoài ra, UBND huyện Con Cuông phối hợp chặt chẽ Sở Tài nguyên và Môi trường có phương án sắp xếp, xử lý nhà đất của VQG được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các hồ sơ liên quan khác. Đồng thời xây dựng phương án quy hoạch đất sản xuất nông, lâm nghiệp và bố trí việc làm để tạo thu nhập ổn định cho người dân, nhằm tránh tác động tiêu cực đến diện tích rừng của VQG.

Phó Chủ tịch UBND huyện Con Cuông Lương Đình Việt cho hay: Huyện mong muốn UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí cắm mốc, trích lục đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính khu đất VQG tự nguyện trả lại. Nếu giao cả cho huyện, thì huyện lấy đâu ra kinh phí để thực hiện. Nếu UBND tỉnh không hỗ trợ và yêu cầu huyện thực hiện trích đo, thì cũng phải sang năm 2024 mới thực hiện được. Bởi nguồn kinh phí này là nguồn ngân sách, phải thông qua kỳ họp HĐND cuối năm phê chuẩn kinh phí thực hiện cả năm, thì mới có cơ sở triển khai.

Người Đan lai ở vùng lõi VQG đã biết trồng trọt và chăn nuôi nhưng cuộc sống vẫn rất khó khăn - Trong ảnh: ruộng lúa và trâu bò của người Đan Lai
Người Đan Lai ở vùng lõi VQG đã biết trồng trọt và chăn nuôi nhưng cuộc sống vẫn rất khó khăn

Cũng lời ông Việt, để giao được đất và cấp GCNQSD đất (sổ đỏ) cho dân, còn phải qua rất nhiều bước. Hiện nay, chủ rừng đã đồng ý trả đất, UBND tỉnh cũng đã có phương án giao đất ấy cho dân. Tuy nhiên, chủ rừng là một tổ chức nên sau khi có hồ sơ trích đo, thông qua HĐND tỉnh rồi mới trình Chính phủ thu hồi. Sau đó, Chính phủ mới bàn giao cho huyện quản lý. Trên cơ sở này, UBND huyện mới lập phương án giao cho dân được.

Với mong muốn người dân Đan Lai sớm có đất ở, đất sản xuất, có nhà để ở, UBND huyện Con Cuông đề nghị, UBND tỉnh xem xét đồng thuận cho triển khai xây dựng nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở tại 2 bản Cò Phạt và bản Búng; đồng thời song song thực hiện quy trình thu hồi đất đối với diện tích do VQG trả về địa phương quản lý theo quy hoạch, kế hoạch.

Ông Lương Đình Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Con Cuông chia sẻ thêm: Huyện muốn thực hiện song song và đã có văn bản với nội dung như vậy gửi UBND tỉnh, để hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở sớm có nhà để ở. Nếu UBND tỉnh không đồng ý, thì huyện đành phải trả 72 suất hỗ trợ nhà ở do Bộ Công an triển khai vì chưa đủ cơ sở thực hiện. Người dân chưa được giao đất, chưa được cấp GCNQSD đất, thì chưa đủ cơ sở pháp lý để xây dựng nhà ở theo chương trình Bộ Công an thực hiện.

Đường vào bản Búng và Cò Phạt có khi là chiếc cầu tạm
Đường vào bản Búng và Cò Phạt có khi là chiếc cầu tạm

Điều đáng quan tâm, khi người dân được giao đất và cấp GCNQSD đất, thì cũng mới đủ cơ sở pháp lý để thực hiện các nội dung của Chương trình MTQG 1719. Theo ông Lương Viết Tùng, Trưởng phòng Dân tộc huyện Con Cuông, việc đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai tại VQG gồm các nội dung: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu phục vụ phát triển cộng đồng; hỗ trợ xây dựng nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi; hỗ trợ khai hoang cải tạo đất sản xuất, giống, vật tư sản xuất; hỗ trợ về giáo dục, văn hóa, y tế và chăm sóc sức khoẻ người dân; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tộc người Đan Lai.

 “Chúng tôi mong muốn cấp trên quan tâm, gỡ vướng cho công tác giao đất cho người dân. Nếu không được giao đất, cấp GCNQSD đất thì rất khó để thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc cho đồng bào Đan Lai”, ông Tùng nói.

Người dân thiết tha được giao đất và cấp GCNQSD đất, chủ rừng đã có tờ trình xin trả đất, UBND huyện Con Cuông cũng đã có phương án cấp đất… Chỉ có điều, quỹ đất lúc nào được giao cho huyện Con Cuông thực hiện, thì vẫn đang phải chờ.

Để hỗ trợ người Đan Lan phát triển, các cấp ngành ở tỉnh Nghệ An, huyện Con Cuông, VQG cũng đã vào cuộc nghiêm túc, trách nhiệm trong việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ, song quy trình để thực hiện phải qua rất nhiều công đoạn, nên chăng, các cấp có thẩm quyền xem xét, có cơ chế đặc thù để người dân Đan Lai sớm được thụ hưởng chính sách, có thêm điều kiện vươn lên ổn định cuộc sống, thoát khỏi cảnh đói nghèo đeo bám .

Tin cùng chuyên mục
Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Lai Châu hiện có 20 dân tộc sinh sống, với dân số khoảng trên 484.000 người, trong đó có 4 dân tộc Mảng, Cống, Lự, Si La là thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Nhờ các chính sách đối với của Đảng, Nhà nước, bộ mặt các bản làng dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu dần thay đổi. Đặc biệt, giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thiết kế tiểu dự án 1, Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn nhằm giải quyết toàn diện những vấn đề cấp thiết của đồng bào.