Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Thực hiện Nghị định 108 của Chính phủ về quản lý phân bón: Thị trường phân bón ở Lào Cai từng bước đi vào nề nếp

PV - 11:16, 26/02/2018

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, mỗi năm trên địa bàn tỉnh Lào Cai sử dụng 2 trăm nghìn tấn phân bón các loại; trong đó có 180.000 tấn phân bón vô cơ (đạm urê, lân supe, lân nung chảy, phân tổng hợp NPK các loại…) và khoảng 20.000 tấn phân bón hữu cơ.

Toàn tỉnh có 352 cơ sở (tổ chức, cá nhân) sản xuất, kinh doanh phân bón; trong đó có 4 đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh, 10 doanh nghiệp chuyên kinh doanh nhập khẩu phân bón và 338 đại lý, hộ kinh doanh cá thể.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lào Cai cho biết: Hiện nay, số lượng và chủng loại phân bón trên thị trường có tới 900 loại, tên thương phẩm nên việc kiểm soát, hậu kiểm về chất lượng phân bón khó thực hiện.

Đây là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, nhưng một thời gian khá lâu do không phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nên phát sinh nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ, dẫn đến khó khăn trong quản lý và kiểm soát chất lượng phân bón. Tuy nhiên, kể từ ngày 20/9/2017, Nghị định 108 của Chính phủ về quản lý phân bón ra đời, tỉnh Lào Cai đã tích cực triển khai rộng khắp để có thể quản lý chặt chẽ mặt hàng này, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.

Ảnh minh họa Ảnh minh họa

 

Hiện nay, ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa người dân vẫn lạm dụng phân bón. Điều này dẫn đến tình trạng nông sản kém chất lượng do tồn dư hóa chất và gây suy thoái đất sản xuất nông nghiệp. “Để giải quyết tình trạng này chúng tôi tăng cường hướng dẫn người dân sử dụng đúng chủng loại trên từng loại cây trồng và bón với liều lượng thích hợp. Tăng cường công tác tuyên truyền đến các đối tượng hộ kinh doanh hướng dẫn, giúp đỡ người dân sử dụng hiệu quả”, ông Hùng cho biết thêm.

Theo ông Hùng, Nghị định 108 cũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các doanh nghiệp sản xuất phân bón, bởi việc bảo hộ cho những sản phẩm rõ nguồn gốc và đảm bảo chất lượng và cạnh tranh công bằng. Thời gian qua, các cơ sở chấp hành tương đối tốt các quy định của Nhà nước trong quá trình hoạt động kinh doanh, cung cấp sản phẩm phân bón kịp thời, đúng chủng loại đến người sử dụng.

Tuy nhiên, doanh nghiệp còn băn khoăn nội dung quy định về thời hạn khảo nghiệm để đủ điều kiện sản xuất. Cụ thể như, Nghị định 108 yêu cầu khảo nghiệm 2 năm. Như vậy, khi doanh nghiệp xây dựng nhà máy xong thì trong khoảng thời gian khảo nghiệm 2 năm ấy, không biết công nhân của nhà máy sẽ làm gì và doanh nghiệp lấy đâu nguồn để chi trả lương cho công nhân (?).

“Hai năm ấy sẽ có rất nhiều thời cơ và cơ hội trôi qua với một doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều tiền để xây dựng nhà máy. Trong khi triển khai xây dựng nhà máy thì chúng tôi cũng đã có các thí nghiệm công bố hàm lượng, chất lượng để được các cơ quan chức năng đồng ý cho việc xây dựng nhà máy rồi”, ông Hồ Mạnh Linh, Giám đốc Công ty cổ phần Hóa chất Đức Giang-Lào Cai nói.

Mặc dù, còn những băn khoăn từ phía doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhưng trên thực tế, Nghị định 108 về quản lý phân bón có rất nhiều điểm tích cực đáng ghi nhận. Trong đó, việc phân cấp trách nhiệm cho các địa phương về kiểm soát tình trạng phân bón giả, kém chất lượng cũng rõ ràng hơn. Tỉnh Lào Cai cũng đang tích cực tập huấn, triển khai công tác này để đạt hiệu quả cao trong quản lý phân bón, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tích cực và bền vững.

TRỌNG BẢO

Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân. Đặc biệt, nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) đã nỗ lực lao động sản xuất, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, lợi thế của địa phương, liên kết tạo nên các sản phẩm OCOP có giá trị, góp phần nâng cao thu nhập.