Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

“Thùng gạo tiết kiệm”: Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

PV - 15:44, 17/04/2018

Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo đang là phong trào có sức lan tỏa ở nhiều địa phương miền núi Nghệ An.

Với việc lập “thùng gạo tiết kiệm”, Hội Phụ nữ xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn đã triển khai hình thức tiết kiệm hiệu quả, giúp nhiều hội viên thoát nghèo.

Chị Phan Thị Loan, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ xóm Trù, xã Nghĩa Khánh chia sẻ: Để vận động người dân chung tay giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi đã đặt 03 “thùng gạo tiết kiệm’’ tại 03 điểm máy xay xát trong xóm vận động chị em quyên góp gạo để hỗ trợ cho hội viên nghèo.

Chị em phụ nữ xã Nghĩa Khánh luôn nhiệt tình tham gia ủng hộ vào thùng gạo tiết kiệm mỗi khi đi xát lúa gạo. Chị em phụ nữ xã Nghĩa Khánh luôn nhiệt tình tham gia ủng hộ vào thùng gạo tiết kiệm mỗi khi đi xát lúa gạo.

 

Chị Đinh Thị Tư, hội viên phụ nữ xóm Trù cho biết: “Vào ngày mùa mỗi tháng tôi đi xay gạo 2 lần. Mỗi lần, bỏ 0,5kg gạo vào thùng tiết kiệm để hỗ trợ những gia đình chị em khó khăn. Tôi cũng nhắc nhở các thành viên trong gia đình cùng thực hiện để thể hiện tinh thần tương thân tương ái, một miếng khi đói bằng gói khi no”.

Cứ thế trung bình mỗi tháng 03 thùng gạo đặt tại 03 máy xay xát trong xóm Trù đã quyên góp được hơn 20kg gạo.

Nhận thấy phong trào có ý nghĩa, các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân... trong xóm, trong xã cũng hưởng ứng tham gia. Từ những hỗ trợ này, theo thời gian cứ 2 hoặc 3 tháng một lần chi hội lại gom số gạo để giúp đỡ các chị em có hoàn cảnh khó khăn. Từ “thùng gạo tiết kiệm”, các hội viên nghèo đã được giúp đỡ vào những ngày giáp hạt, lúc hoạn nạn, khó khăn. Nhờ sự động viên của chị em, nhiều hội viên đã vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Chị Nguyễn Thị Hạnh, xóm Trù, xã Nghĩa Khánh có hoàn cảnh hết sức khó khăn, chồng ốm đau, ruộng ít nên gia đình lúc nào cũng lâm vào cảnh khó khăn, túng quẫn chạy ăn từng bữa. Nhờ sự giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần của Chi hội Phụ nữ xóm Trù mà gia đình chị đã nỗ lực lao động sản xuất, hiện nay gia đình không nằm trong diện hộ nghèo nữa. Tương tự, một số gia đình hội viên khác như chị Nguyễn Thị Thu hay gia đình chị Dương Thị Lan khi nhận được sự hỗ trợ cũng đã thoát khỏi hộ nghèo…

Được biết hiện nay, Hội Phụ nữ Nghĩa Khánh đã xây dựng được 17 thùng gạo tiết kiệm ở 17 đầu máy xay xát ở 3 Chi hội. Trung bình mỗi năm Hội Phụ nữ xã tiết kiệm được hơn 1.500kg gạo giúp chị em nghèo. Ngoài thùng gạo tiết kiệm, chị em phụ nữ trong xã còn phát động nhiều hình thức thu nhận, thu gom rác thải để làm quỹ cho chị em vay.

Ông Lê Viết Xường, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Khánh cho biết: Chính quyền xã đánh giá cao về những phong trào và việc làm của Hội Phụ nữ xã đang triển khai. Đặc biệt việc triển khai “thùng gạo tiết kiệm” để giúp đỡ lẫn nhau. Đây là việc làm nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn, chính quyền sẽ tạo điều kiện và chỉ đạo nhân rộng mô hình này trên địa bàn toàn xã trong thời gian tới để “thùng gạo tiết kiệm” có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa…

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!