Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sự kiện - Bình luận

Tiến bước trên con đường xây dựng hòa bình, ổn định

Tùng Nguyên - 08:16, 24/11/2022

Hình mẫu từ lịch sử Việt Nam cho thấy, khi người dân cùng đoàn kết, đồng lòng thì đều có thể giành chiến thắng. Trong bối cảnh hiện tại, khi thế giới đang chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh dịch bệnh, quân sự, khủng bố; trong khu vực vẫn còn nhiều bất ổn, thì Việt Nam luôn tiến bước trên con đường xây dựng hòa bình, ổn định, nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế. Việc đăng cai tổ chức Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới (WPC) một lần nữa khẳng định mục tiêu vì tự do, độc lập dân tộc, vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội của Việt Nam.

Đại biểu tham dự Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng 22/11/2022. (Nguồn: bqllang.gov.vn)
Đại biểu tham dự Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng 22/11/2022. (Nguồn: bqllang.gov.vn)

Thành viên có trách nhiệm, tích cực của WPC

Diễn ra tại Hà Nội và Quảng Ninh từ ngày 21 đến 26/11/2022, Đại hội lần thứ 22 của WPC có sự tham gia của khoảng 200 đại biểu trong nước và quốc tế đến từ 49 quốc gia thuộc các tổ chức thành viên của WPC. Sự kiện do Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam phối hợp với Ủy ban Hòa bình Việt Nam và Ban chấp hành WPC tổ chức.

Theo ông Phan Anh Sơn, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội lần thứ 22 của WPC, Đại hội lần thứ 22 của WPC được tổ chức ở Việt Nam là sự kiện nhằm triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XIII, Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 8/8/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030 và Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 5/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại Nhân dân trong tình hình mới.

Sự kiện này cũng cho thấy đóng góp tích cực của Việt Nam, đối với các hoạt động của Hội đồng nói riêng và phong trào hòa bình thế giới nói chung; đồng thời nâng cao vai trò, vị trí của Việt Nam nói chung, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Ủy ban Hòa bình Việt Nam nói riêng, trong phong trào hòa bình thế giới, thể hiện Việt Nam là thành viên có trách nhiệm, tích cực của cộng đồng quốc tế.

Đại hội lần thứ 22 của WPC khai mạc chiều 22/11/2022 tại Hà Nội. (Ảnh: dangcongsan.vn)
Đại hội lần thứ 22 của WPC khai mạc chiều 22/11/2022 tại Hà Nội. (Ảnh: dangcongsan.vn)

Thêm vào đó, Đại hội lần thứ 22 của WPC, cũng là dịp để tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Ủy ban Hòa bình Việt Nam với Hội đồng và các thành viên khác của WPC; thúc đẩy tuyên truyền, quảng bá về Việt Nam và phong trào hòa bình Việt Nam; tranh thủ sự ủng hộ của Hội đồng và các thành viên đối với các vấn đề phù hợp với lợi ích của ta như Biển Đông, nạn nhân chất độc da cam/dioxin...

Tại Lễ khai mạc chiều 21/11, bà Socorro Gomes Coelho, Chủ tịch WPC đánh giá, Đại hội lần thứ 22 của WPC diễn ra trong bối cảnh nhân loại đang sống trong thời kỳ đầy khó khăn, thách thức. Chính trong bối cảnh đó, với tầm nhìn rộng lớn, với tinh thần đấu tranh và đoàn kết, các đại biểu sẽ cùng nhau đề ra đường lối và nhiệm vụ của Hội đồng, đóng góp vào nỗ lực chung của các tổ chức chính trị - xã hội, cũng như các lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới nhằm ngăn chặn và đánh bại các thế lực hiếu chiến, phản động đang đe dọa phá hủy những thành tựu lịch sử của nhân loại.

Gặp gỡ Việt Nam

Tại buổi “Gặp gỡ Việt Nam” trong khuôn khổ Đại hội lần thứ 22 của WPC được tổ chức ngày 22/11, bà Corazon Valdez Fabros - phụ trách nhóm lĩnh vực hòa bình và an ninh thuộc Diễn đàn Nhân dân Á - Âu, thành viên WPC, khẳng định, tư tưởng hòa bình của Việt Nam nằm trong các nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội. Do đó, việc WPC lựa chọn Việt Nam là nơi tổ chức Đại hội lần thứ 22 là hết sức đúng đắn; đặc biệt là khi Việt Nam đang hướng tới Lễ kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris (27/1/1973 – 27/1/2023) - Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Bà Corazon Valdez Fabros - phụ trách nhóm lĩnh vực hòa bình và an ninh thuộc Diễn đàn Nhân dân Á – Âu, thành viên của WPC chia sẻ cảm nhận khi được trở lại Việt Nam. (Ảnh: dangcongsan.vn)
Bà Corazon Valdez Fabros - phụ trách nhóm lĩnh vực hòa bình và an ninh thuộc Diễn đàn Nhân dân Á – Âu, thành viên của WPC chia sẻ cảm nhận khi được trở lại Việt Nam. (Ảnh: dangcongsan.vn)

Chia sẻ câu chuyện cá nhân, bà Corazon Valdez Fabros cho biết, ngay khi bà còn là sinh viên, những câu chuyện về đất nước và Nhân dân Việt Nam đứng vững trong chiến tranh, vượt qua khó khăn, vươn lên luôn là niềm cảm hứng cho bà cũng như những thanh niên thời đó của đất nước Philippines, quê hương bà.

Theo bà Corazon Valdez Fabros cho rằng, mô hình phát triển của Việt Nam rất hiệu quả. Hai nước Việt Nam và Philippines có nhiều điểm đồng, tình hữu nghị của hai nước luôn tiến về phía trước, cùng nhau tạo ra lợi ích cho không chỉ cho một quốc gia cụ thể, mà cho cả khu vực.

Đồng quan điểm, Tổng Thư ký WPC, ông Athanasios Pafilis, cho biết, việc Việt Nam được lựa chọn để đăng cai Đại hội lần này có ý nghĩa rất quan trọng. Việt Nam là một quốc gia hòa bình, ổn định dù cho trong khu vực vẫn còn nhiều bất ổn. Việt Nam luôn tiến bước trên con đường xây dựng hòa bình, ổn định, nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế.

“Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho WPC, không chỉ trong các đại hội, các cuộc hội thảo, mà còn với nhiều diễn đàn khác nữa. Chúng tôi luôn đánh giá cao sự đóng góp của Việt Nam,” ông Athanasios Pafilis đánh giá.

Hội nhập sâu rộng

Với những đại biểu quốc tế từng đến Việt Nam, đã không khởi ngỡ ngàng trước sự phát triển của một đất nước một thời bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Như chia sẻ của bà Corazon Valdez Fabros - phụ trách nhóm lĩnh vực hòa bình và an ninh thuộc Diễn đàn Nhân dân Á – Âu của WPC, trở lại Việt Nam lần này, bà thực sự ngạc nhiên trước những bước phát triển mới về cơ sở hạ tầng của Việt Nam so với lần thăm Việt Nam trước đó vào năm 2017.

Phải khẳng định, trải qua hơn 35 năm đổi mới, mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Từ một đất nước có nền kinh tế lạc hậu, dựa trên nông nghiệp là chính, Việt Nam đã chuyển mình trở thành nền kinh tế đa dạng, có tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ ngày càng lớn và cân đối trong tổng thể nền kinh tế quốc dân.

Kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao. Hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cùng xu hướng chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn được hình thành và bước đầu phát triển. Đặc biệt, trong 10 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã thực hiện thắng lợi, khá toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát.

Việt Nam đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc, đang tích cực triển khai thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.
Việt Nam đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc, đang tích cực triển khai thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030

Về hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam có quan hệ kinh tế thương mại với 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã có trên 70 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Với việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, Việt Nam đã trở thành mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.

Đáng chú ý, đến nay, Việt Nam đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc, đang tích cực triển khai thựchiện mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Theo Báo cáo của Liên Hợp quốc,Việt Nam là một trong số ít các nước hoàn thành sớm các Mục tiêu Thiên niên kỷ bao gồm xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cườngbình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ cũng như những tiêu chuẩn về chăm sóc y tế cộng đồng. Việt Nam cũng đang tiệm cận các mục tiêu còn lại. Trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030, Việt Nam đã đưa lộ trình thực hiện 17 Mục tiêu Phát triển bền vững và 115 mục tiêu cụ thể phù hợp với điều kiện và ưu tiên phát triển của đất nước.

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 21-22/10, nhân dịp kỷ niệm 45 năm Việt Nam tham gia Liên Hợp quốc (1977 – 2022), Tổng thư ký Liên Hợp quốc Atonio Guteres đánh giá: “Việt Nam luôn là đối tác mạnh nhất của Liên Hợp quốc kể từ khi gia nhập năm 1977. Vai trò đầu tầu của các bạn trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ là nền tảng vững chắc giúp các bạn triển khai Chương trình phát triển bền vững 2030. Tầm nhìn và khát vọng của các mục tiêu phát triển bền vững sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi chúng ta phục hồi sau đại dịch Covid-19. Việt Nam đã và đang có những đóng góp quan trọng trong việc ủng hộ hòa bình bền vững”.

Tin cùng chuyên mục
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.