Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Tìm giải pháp khôi phục nghề đan của người Vân Kiều

PV - 10:22, 01/07/2019

Nghề đan lát một thời được xem là nghề cứu cánh, đem lại ấm no và là nét văn hóa của người Vân Kiều ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình. Tuy nhiên, hiện nay xã hội phát triển, các vật dụng truyền thống từ đan lát đều được người dân thay thế bằng vật dụng bằng nhựa hay nhôm, vì thế nghề đan của đồng bào có nguy cơ bị mai một.

Nỗi lo mai một

Ông Lê Hồng Na ở bản Cây Cả là một trong những người còn lưu giữ nghề đan lát của bản chia sẻ: Nghề đan lát, là truyền thống của người Vân Kiều, giữ lại nghề là giữ lại mỹ tục, văn hóa, bản sắc của tổ tiên. Ngày xưa, người dân trong bản ai cũng biết đan lát. Các vật dụng phục vụ cho sinh hoạt như gùi, mâm cơm, chỏ… đều do các gia đình tự đan để phục vụ sinh hoạt. Không ít hộ, đã sống được từ việc bán các sản phẩm đan lát. Bình quân mỗi ngày từ 100 đến 200 ngàn đồng.

 Ông Lê Hồng Na ở bản Cây Cả đang nỗ lực khôi phục nghề đan của người Vân Kiều. Ông Lê Hồng Na ở bản Cây Cả đang nỗ lực khôi phục nghề đan của người Vân Kiều.

“Tuy nhiên, hiện nay do các vật dụng truyền thống từ đan lát đều được người dân thay thế bằng vật dụng bằng nhựa hay nhôm vì thế nghề đan của đồng bào có nguy cơ bị mai một”, ông Na nói.

Già làng Hồ Thư (75 tuổi) ở bản Dốc Mây cũng bâng khuâng kể: Ngày xưa, khi kết thúc mùa lúa rẫy dù ngày hay đêm, đi qua bản làng nào cũng được chứng kiến cảnh các gia đình ngồi quây quần bên nhau đan lát cười nói râm ran. Rồi những phiên chợ, các sản phẩm mây tre đan được bày bán tạo nên cảnh tấp nập trù phú của chợ quê.

Già Thư nói, nhờ nghề đan mà gia đình ông vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tranh thủ lúc nông nhàn, gia đình ông tập trung đan lát, kiếm tiền lo cho con cái ăn học và mua gạo dự trữ đề phòng mùa màng thất bát. Thế mà giờ đây làng bản vắng người đan lát quá, những vật dụng truyền thống ngày xưa đã được thay thế bằng các đồ dùng bằng nhựa hay nhôm…

Nỗ lực phục hồi nghề

Qua tìm hiểu trên địa bàn xã Trường Sơn, hiện nay chỉ còn 2 người đang theo đuổi nghề đan truyền thống đó là già làng Hồ Thư và ông Lê Hồng Na. Thực tế họ còn làm nghề đan không phải là để có thu nhập cho cuộc sống nữa mà hai người đang cố gắng níu giữ nghề truyền thống của người Vân Kiều.

“Mình tiếp tục đan vì niềm đam mê muốn giữ lại cho con cháu đời sau một nét văn hóa chứ nghề này không đủ sống. Dân bản đi làm thuê một ngày công gần 300.000 đồng, còn mình ngồi đan phải mất gần 1 tuần mới ra một sản phẩm, bán được 500.000 đồng, tính ra một ngày chỉ được 85.000 đồng”, già Thư chia sẻ.

Sản phẩm mâm cơm làm bằng mây tre được người Vân Kiều thường dùng đang được dần hồi phục. Sản phẩm mâm cơm làm bằng mây tre được người Vân Kiều thường dùng đang được dần hồi phục.

Để giúp người dân giữ được nghề, có thêm thu nhập, chính quyền và các đoàn thể của xã đã nghiên cứu, xây dựng kế hoạch đưa ra các phương án để khôi phục lại. Việc làm đầu tiên là tìm đầu ra cho sản phẩm. Nhờ chính quyền và tổ chức các cấp hỗ trợ, vừa qua Dự án Mê Kông về bảo tồn, phát triển văn hóa, bản sắc đồng bào DTTS cũng đặt hàng làm các sản phẩm từ mây tre đan của bà con. Đây là hy vọng để những người có tay nghề, những lao động lúc nông nhàn quay lại với nghề để có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống.

Ông Nguyễn Sơn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Sơn cho biết: Hiện nay, chính quyền xã đang tiếp tục đi tìm hướng tiêu thụ sản phẩm cho bà con. Nếu các phương án đặt ra có triển vọng tốt, xã sẽ tuyên truyền cho người dân hiểu được những lợi thế và giá trị truyền thống và hy vọng nghề đan lát của người Vân Kiều sẽ được khôi phục và phát triển.

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Vị trí đất được cấp ở xa, địa hình giao đất giao rừng đi lại khó khăn, sai lệch diện tích giữa hồ sơ và thực địa, nhu cầu người dân lớn nhưng quỹ đất ít… là những khó khăn, vướng mắc đang gây ảnh hưởng lớn đến việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp ở Nghệ An.