Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Tín dụng chính sách đẩy lùi “tín dụng đen”

PV - 08:37, 19/04/2018

Thời gian qua, tín dụng chính sách đang tạo điều kiện cho người dân, hộ nghèo đồng bào DTTS có thêm điều kiện phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, ở Đăk Lăk và một số tỉnh Tây Nguyên, tín dụng chính sách đã và đang đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, ổn định tình hình chính trị, an ninh trên địa bàn.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Tử Ân, Giám đốc NHCSXH tỉnh Đăk Lăk, từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ, đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn đầu tư phát triển sản xuất, tăng thu nhập, nhiều gia đình đã xóa nghèo vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững (bình quân mỗi năm giảm 3%). Đặc biệt, tín dụng chính sách đã đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.

Tại các buổi sinh hoạt Tổ tiết kiệm và vay vốn NHCS bà con được thông tin về nguồn vốn chính sách ưu đãi của Nhà nước. Tại các buổi sinh hoạt Tổ tiết kiệm và vay vốn NHCS bà con được thông tin về nguồn vốn chính sách ưu đãi của Nhà nước.

 

NHCSXH tỉnh thường xuyên cử cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn tham gia sinh hoạt ở các thôn, buôn, qua đó tuyên truyền các chương trình tín dụng chính sách để đồng bào biết yên tâm có Nhà nước hỗ trợ về nguồn vốn vay lãi suất thấp, không phải đi vay nóng nặng lãi, vay “tín dụng đen”…

Chị Trần Thị Thoan ở thôn 13, xã Ea Păl, huyện Ea Kar hồ hởi chia sẻ, trong vài năm trở lại đây, nguồn vốn ưu đãi đã về tận xã, thủ tục vay rất đơn giản nên không ai đi vay nặng lãi nữa. Cụ thể, gia đình chị, năm 2017 thuộc diện hộ nghèo nên được NHCSXH huyện cho vay để về đầu tư phát triển chăn nuôi lợn, gà cải thiện đời sống. Lúc đầu từ 10 con lợn nái và lợn thịt. Khi lợn nái đẻ, chị để lại nuôi nhân đàn và cứ thế từ vài chục con tăng dần lên cả trăm con. Sau khi trả hết nợ, chị Thoan tiếp tục vay thêm 50 triệu đồng đầu tư mở rộng chuồng trại, đưa chăn nuôi lợn của gia đình lên quy mô trang trại, trồng thêm gần 1ha hồ tiêu, chăn nuôi vỗ béo bò… nên mỗi năm chị có thu nhập cả tỷ đồng.

Gia đình chị Đinh Thị Thu Dung ở thôn 13, xã Ea Păl cũng cho biết, năm 2013, gia đình cũng thuộc diện hộ nghèo được NHCSXH huyện Ea Kar về tận xã cho vay được 20 triệu đồng. Sau khi vay được nguồn vốn chị về đầu tư trồng tiêu, đào ao nuôi cá, đến nay, gia đình chị Dung không những trả hết nợ vay mà mỗi năm còn có dư vài trăm triệu đồng, xây được nhà, có điều kiện cho con ăn học.

Không chỉ ở huyện Ea Kar mà hàng ngàn hộ gia đình đồng bào các dân tộc nghèo, cận nghèo ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới như Ea Súp, Buôn Đôn, Lăk, Krông Bông, M’Đ’răk, Krông Năng… cũng từ nguồn vốn vay của NHCSXH mà đã thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng.

Ông Nguyễn Minh Thuận, Phó Chủ tịch UBND xã vùng sâu Ea Păl, khẳng định, chính nhờ nguồn vốn vay ưu đãi do NHCSXH triển khai thực hiện hiệu quả hơn 15 năm qua nên trên địa bàn xã không có hộ dân nào vay nặng lãi hay tham gia “tín dụng đen”.

Giám đốc NHCSXH tỉnh Đăk Lăk, ông Nguyễn Tử Ân cho biết: Từ năm 2017 đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách từ NHCSXH tỉnh Đăk Lăk đã tạo điều kiện cho 52.563 hộ gia đình đồng bào các dân tộc có vốn để đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh và giúp cho hàng ngàn hộ gia đình đầu tư xây dựng công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Hàng ngàn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn cũng yên tâm học tập. Theo đó, đã giúp cho 13.906 hộ đồng bào thoát nghèo.

Theo ông Nguyễn Tử Ân, năm 2018, NHCSXH tỉnh Đăk Lăk cũng tiếp tục huy động các nguồn lực để đẩy mạnh hoạt động tín dụng chính sách đối với các chương trình trọng tâm như: cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, giải quyết việc làm… nhất là các địa bàn vùng nông thôn, vùng DTTS.

QUANG HUY

Tin cùng chuyên mục
Món gà tốp 50 món ăn đặc sản của Việt Nam nguy cơ thiếu nguồn cung trong dịp Tết Nguyên đán

Món gà tốp 50 món ăn đặc sản của Việt Nam nguy cơ thiếu nguồn cung trong dịp Tết Nguyên đán

Cơn bão số 3 (Yagi) qua đi đã khiến khoảng 45.000 gia súc, gia cầm tại huyện vùng cao Tiên Yên (Quảng Ninh) bị lũ cuốn trôi, trong đó phần lớn là gà đang ở thời điểm chuẩn bị xuất chuồng. Điều này dẫn tới nguy cơ lớn sẽ thiếu nguồn cung gà vào dịp Tết Nguyên đán 2025 khi người dân không đủ thời gian để tái đàn.