Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Tín dụng chính sách góp phần bảo đảm an sinh xã hội

PV - 09:24, 17/09/2019

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, với sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp về vai trò của tín dụng chính sách xã hội đã góp phần thúc đẩy công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Đây là những nền tảng quan trọng để Hưng Yên từng bước hoàn thiện Chương trình mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.

Nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách góp phần xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên. Nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách góp phần xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên.

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hưng Yên Quách Thị Hương chia sẻ: Để giúp hội viên phụ nữ sử dụng vốn vay có hiệu quả, đúng mục đích, tăng thu nhập; trong những năm qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã tích cực phối hợp với các ngành chức năng, các công ty, doanh nghiệp tổ chức trên 2.000 lớp chuyển giao khoa học-kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, phòng trừ sâu, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, bảo quản nông sản sau thu hoạch... Cùng với sự sát sao trong việc quản lý sử dụng vốn, từ năm 2014 đến nay Hội đã có 5.283 phụ nữ vay vốn thoát nghèo, có 99,6% hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40, nguồn vốn ủy thác địa phương của tỉnh Hưng Yên tăng gần 42 tỷ đồng (tăng 150%), nâng tổng nguồn vốn ủy thác của ngân sách địa phương, vốn của các tổ chức hội, đoàn thể đến ngày 30/6/2019 đạt 69 tỷ đồng. Sự tham gia của cả hệ thống chính trị-xã hội đối với công tác tín dụng chính sách đã thúc đẩy quy mô các chương trình tín dụng chính sách với chất lượng và hiệu quả hoạt động được đảm bảo. Tổng doanh số cho vay đạt 4.043 tỷ đồng, với 185.066 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.

Từ nguồn vốn vay tín dụng chính sách, đã góp phần khôi phục được một số làng nghề truyền thống, nhiều mô hình làm ăn hiệu quả, mô hình thoát nghèo bền vững được nhân rộng. Tín dụng chính sách cũng giúp cho hơn 41 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; giải quyết hơn 10 nghìn lao động có việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và 220 lao động được vay vốn đi lao động nước ngoài; 834 hộ nghèo và 197 hộ có thu nhập thấp được xây dựng nhà ở kiên cố; gần 36 nghìn học sinh, sinh viên con em gia đình nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để trang trải chi phí học tập; xây dựng được gần 160 nghìn công trình nước sạch, vệ sinh môi trường... Từ đó góp phần cải thiện môi trường xanh, sạch, bảo vệ sức khỏe trong cộng đồng dân cư và giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh xuống còn 2,55%.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Văn Phóng cho biết: Tỉnh đã chỉ đạo các cấp chính quyền và cơ quan, ban, ngành Hưng Yên đề ra nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện nghiêm túc, nhằm góp phần trong việc thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh. Hằng năm, HĐND, UBND tỉnh, huyện, thị xã, thành phố bố trí một phần ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn cho vay, triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, đảm bảo theo hướng năm sau cao hơn năm trước.

VIỆT HẢI

Tin cùng chuyên mục
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.