Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Tình trạng bỏ học của học sinh DTTS: Vẫn đang còn tiếp diễn

PV - 15:21, 26/03/2019

Tình trạng học sinh bỏ học vẫn đang là bài toán nan giải ở nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS, trong đó có xã Hang Kia, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Mặc dù chính quyền địa phương và nhà trường đã có nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động, song nhiều em vẫn không quay trở lại trường học.

Tình trạng học sinh bỏ học phổ biến khiến lớp học khối 9 chỉ còn vài em học sinh. Tình trạng học sinh bỏ học phổ biến khiến lớp học khối 9 chỉ còn vài em học sinh.

Chúng tôi đến Trường THCS Hang Kia A, thuộc xã vùng cao của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, nơi sinh sống của đại đa số đồng bào dân tộc Mông. Mặc dù trường mới được xây dựng khang trang, nhưng nhiều lớp học chỉ có vài em học sinh. Cô giáo Ngần Thị Lâm, Phó Hiệu Trường THCS Hang Kia A cho biết, ở đây nhiều em học sinh vẫn có thói quen tự ý nghỉ học, có những em nghỉ đến trên 30 buổi/năm học. Có những thời điểm học sinh vắng đến nửa lớp.

Cô giáo Lâm lý giải, việc học sinh bỏ học có nhiều nguyên nhân như: tảo hôn, tục bắt vợ, tham gia lễ hội, điều kiện kinh tế gia đình… Học sinh nghỉ học hẳn tập trung chủ yếu vào những em học sinh lớp 8-9. Em Giàng A Tú, lớp 9 Trường THCS Hang Kia, đang trong diện được bồi dưỡng thi học sinh giỏi cấp huyện, nhưng chỉ sau kỳ nghỉ Tết Mông, em đã “bắt” em Giàng Y Mải, lớp 8 cùng trường về làm vợ và đã bỏ học.

Chỉ tính riêng năm học 2017-2018, tại xã Hang Kia, có 9 em học sinh tốt nghiệp THCS nhưng không em nào học tiếp lên THPT, mặc dù đã được chính quyền địa phương, nhà trường có nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động.

Theo ông Lê Như Xuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Bộ đã tích cực chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh cùng có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục học sinh. Ngành Giáo dục đã tăng cường tổ chức các đoàn kiểm tra, khảo sát, nghiên cứu thực trạng, kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn phù hợp với đặc thù vùng, miền, kinh tế, văn hóa của từng địa phương, cơ sở giáo dục…

Chính quyền các cấp cũng đã chủ động phối hợp với ngành Giáo dục vận động nhà giáo bám trường, bám lớp, bám địa bàn để làm tốt công tác dân vận với đồng bào DTTS, vận động con em đồng bào DTTS đi học đầy đủ, duy trì sĩ số học sinh. Ở nhiều nơi, việc duy trì sĩ số học sinh được đưa vào tiêu chí thi đua của buôn, làng, ấp, xã...; song chưa giải quyết được việc học sinh bỏ học ở nhiều địa phương.

Theo ông Hà Ngọc Chiến, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, một trong những nguyên nhân khiến học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS bỏ học là, tình trạng nhiều học sinh đang được hưởng chính sách hỗ trợ, nhưng khi chính sách hết hiệu lực, hoặc địa phương ra khỏi danh sách đặc biệt khó khăn thì nhiều học sinh cũng không được hỗ trợ học tập nữa nên các em đã bỏ học.

Để giải quyết bài toán học sinh bỏ học, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về mục đích, ý nghĩa của việc học tập cần được quan tâm đặc biệt. Đồng thời cần có các chính sách hỗ trợ dài hơi đối với các em học sinh DTTS trong suốt quá trình học tập…

NGHĨA HIỆP

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.