Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc- Tôn giáo

Tổ ấm chùa Bửu Thắng

Hoàng Thùy - 12:01, 31/07/2021

Gần 5 năm qua, chùa Bửu Thắng cơ sở 2 tại thôn 12, xã Hòa Khánh, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), là tổ ấm của hàng chục trẻ mồ côi, cơ nhỡ không nơi nương tựa. Ở nơi đó, các em được chăm sóc chu đáo, được đến trường và được nuôi dưỡng tâm hồn thiện lương.

Những em nhỏ đang được chùa Bửu Thắng cơ sở 2 nuôi dưỡng
Những em nhỏ đang được chùa Bửu Thắng cơ sở 2 nuôi dưỡng

Theo Sư cô Thích Nữ Huệ Huyền, người phụ trách chùa Bửu Thắng cơ sở 2, tên đầy đủ của tổ ấm là Trung tâm Bảo trợ xã hội cơ sở 2 chùa Bửu Thắng, Chùa được thành lập vào năm 2017, theo quyết định của UBND TP. Buôn Ma Thuột. Hiện tại, nơi đây đang chăm sóc, nuôi dưỡng 57 trẻ em các dân tộc khác nhau có hoàn cảnh đặc biệt. Hầu hết trẻ mồ côi, không nơi nương tựa.

Trong đó, có nhiều em mang trong mình những căn bệnh hiểm nghèo: Bệnh tim, mù lòa, não úng thủy... Không ít em nhỏ bị cha mẹ bỏ rơi ở cổng chùa từ khi mới chào đời. Chăm sóc những đứa trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường còn đỡ cực, có những đứa trẻ đau ốm, chậm phát triển do di chứng trong quá trình mang thai, sư cô Huệ Huyền và những người giúp việc ở chùa càng phải chu đáo hơn.

Sư cô Huệ Huyền kể: 2 năm trước, 1 bé gái khoảng 20 ngày tuổi bị bỏ rơi nơi cổng chùa, sư cô đưa đến chính quyền địa phương làm thủ tục nhận nuôi theo quy định và đặt tên bé là Huỳnh Thị Phước Hoa. Hơn 1 tháng chăm sóc tận tình, cẩn thận nhưng em bé cứ còi cọc, ốm yếu, Sư cô đưa bé đến bệnh viện khám thì mới biết, đây là di chứng trong lúc mang thai người mẹ nẹp bụng chặt, không để bị lộ nên đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé.

Ngoài ra, chùa còn nuôi dưỡng, giáo dục nhiều trẻ gặp hoàn cảnh éo le. Em thì cha mất mẹ bị tâm thần, em thì cha bị tâm thần mẹ bỏ đi để ông bà ngoại nuôi…, cuộc sống bữa đói bữa no. Khi được đưa vào chùa, các em được chăm sóc chu đáo, được đến trường đi học như bao đứa trẻ khác.

Sư cô Huệ Huyền chia sẻ: Chùa ở vùng quê hẻo lánh, ít người biết đến nên nhà chùa phải liệu tính từng bữa ăn, cháo, sữa, thuốc men…, bảo đảm sức khỏe cho các bé. Từ số tiền đóng góp của các nhà hảo tâm, nhà chùa còn dành dụm để xây thêm phòng ăn, phòng ngủ, khu vui chơi, chi phí cho các con khám chữa bệnh, học hành; thuê giáo viên về chùa dạy tiếng Anh, máy tính cho các em.

Hiện, chùa có 21 người hỗ trợ công việc chăm sóc và dạy trẻ cùng Sư cô. Sư cô Huệ Huyền cho biết, những năm qua, có rất nhiều gia đình, cá nhân ngỏ lời muốn nhận các em nhỏ làm con nuôi, nhưng Sư cô chưa để em nhỏ nào phải rời xa mái ấm. Bởi Sư cô luôn tâm nguyện và mong mỏi một ngày nào đó, các con sẽ được cha mẹ ruột đến đón, về với gia đình thật sự của mình.

Điều mong muốn của Sư cô Huệ Huyền là các con được đến trường học đầy đủ, mai này lớn lên trở thành người có ích cho xã hội. 

Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã

Gia Lai: Phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã

Ngày 14/5, tại Tp. Pleiku (Gia Lai), Ban Tôn giáo tỉnh Gia Lai đã tổ chức hội nghị tập huấn phổ biến Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo cấp huyện và cấp xã năm 2024.