Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Người cha của những đứa trẻ không nơi nương tựa

PV - 10:04, 22/10/2019

Đó là ông Nguyễn Trung Chắt, SN 1952, xã Phú Thịnh, huyện Kim Động (Hưng Yên). Gần 20 năm qua, ông đã đón nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng và hỗ trợ tạo nghề cho hàng trăm trẻ mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên, tự làm chủ cuộc đời.

Ông Chắt trong lần dẫn các con ở Trung tâm Hy vọng Lộc Bình xuống thăm quan Thủ đô.
Ông Chắt trong lần dẫn các con ở Trung tâm Hy vọng Lộc Bình xuống thăm quan Thủ đô.

Chúng tôi đến Trung tâm Hy vọng Lộc Bình (Lạng Sơn) đúng lúc những đứa trẻ vừa đi học về. Đứa lớn dắt đứa bé khoanh tay lễ phép chào ông Chắt. Còn ông Chắt âu yếm cười với bọn trẻ rồi quay sang nói với chúng tôi: “Chúng đều là những đứa trẻ tội nghiệp, nhiều đứa bị bố mẹ và người thân bỏ rơi từ khi mới lọt lòng”.

Năm 1992, ông Chắt được tham gia các dự án dành cho trẻ mồ côi của UNESCO ở Việt Nam. Đây là khoảng thời gian ông được đi nhiều nơi, thăm nhiều trại trẻ mồ côi và cảm thông hơn với hoàn cảnh éo le, khổ cực với những mảnh đời bất hạnh. Điều này luôn thôi thúc ông phải làm điều gì đó để giúp đỡ những đứa trẻ, để xóa đi mặc cảm, ám ảnh tuổi thơ, xây dựng một cuộc đời mới tốt đẹp hơn.

Năm 2003, Trung tâm Hy vọng Lộc Bình ra đời, là nơi nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ không nơi nương tựa. Đến nay, sau 16 năm, Trung tâm đã đón nhận và chăm nuôi hàng trăm trẻ mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong số này, nhiều em đã học đại học, cao đẳng, có em ra trường có việc làm ổn định. Hiện tại Trung tâm đang tiếp nhận, chăm sóc 29 cháu và hỗ trợ 7 cháu theo học đại học, học nghề.

Mỗi đứa trẻ số phận khác nhau. Mỗi đứa trẻ khi đến Trung tâm là một câu chuyện bất hạnh nối dài. Đứa bị người thân bỏ rơi từ khi mới lọt lòng, đứa thì mất hết người thân không còn nơi nương tựa. Trước khi đến với trung tâm chúng phải sống cảnh vất vưởng, màn trời chiếu đất.

Một ngày của bọn trẻ ở Trung tâm thường bắt đầu từ 5 giờ sáng, đứa lớn dậy lo nấu đồ ăn sáng, đứa nhỏ hơn thì dậy sớm vệ sinh cá nhân, quét dọn sân vườn. Sau đó tất cả ăn sáng tập trung rồi cùng nhau đi học.

Về những dự định sắp tới cho Trung tâm, ông Chắt chia sẻ: “Chẳng dám mơ mộng gì nhiều, chỉ mong Trung tâm được duy trì cho các cháu có mái ấm”.

Tin cùng chuyên mục
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.