Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Tọa đàm và trưng bày chuyên đề 100 năm báo ''Người cùng khổ''

NA - 18:19, 01/04/2022

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm báo Le Paria (Người cùng khổ) xuất bản số đầu tiên, hướng tới kỷ niệm 72 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam, chào mừng Hội báo toàn quốc năm 2022, ngày 4/1, tại Hà Nội, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức tọa đàm và trưng bày chuyên đề “100 năm báo Le Paria".

Tọa đàm “100 năm báo Le Paria" nhân kỷ niệm 100 năm xuất bản số đầu tiên
Tọa đàm “100 năm báo Le Paria" nhân kỷ niệm 100 năm xuất bản số đầu tiên

Phát biểu đề dẫn, nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nêu rõ, 100 năm trước, người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc đã cùng các nhà hoạt động cách mạng quốc tế đến từ các nước thuộc địa khác của Pháp như Algeria, Tunisia, Maroc… lập Hội liên hiệp thuộc địa và xuất bản ngay tại Paris, tờ báo Le Paria (Người cùng khổ).

Le Paria khẳng định tôn chỉ, mục đích của mình ngay ở số đầu tiên phát hành là “sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu” với sứ mạng “giải phóng con người”. Sự ra đời của Le Paria đã góp phần quan trọng vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Đông Dương và các nước thuộc địa, thức tỉnh những người bị áp bức, bóc lột và là dấu mốc quan trọng trong phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta và các thuộc địa của Pháp.
Báo duy trì hoạt động được 4 năm (1922- 1926) và xuất bản được 38 số với nội dung chống chủ nghĩa thực dân và kêu gọi đoàn kết các dân tộc bị áp bức. Báo đã tạo được ảnh hưởng lớn đối với bạn đọc, đối với công luận Pháp và đặc biệt đối với phong trào yêu nước ở các thuộc địa. "Tìm hiểu về Le Paria, càng thấy rõ vai trò, vị trí của Nguyễn Ái Quốc, Người chính là linh hồn của tờ báo. Le Paria với dấu mốc lịch sử 100 năm ra đời đáng tự hào", nhà báo Nguyễn Đức Lợi nhấn mạnh.
Các hiện vật được giới thiệu tại cuộc trưng bày.
Các hiện vật được giới thiệu tại cuộc trưng bày.

Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu tiếp tục làm rõ thêm quãng đời hoạt động cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài thông qua việc sử dụng báo chí là “công cụ sắc bén” của Người. Bên cạnh đó, các tham luận phân tích bối cảnh xuất hiện báo Le Paria; mục đích, nội dung và tác động của báo; giá trị định hướng phát triển báo chí cách mạng. Các tham luận tại tọa đàm khẳng định tư duy, phong cách, giá trị nhân văn, đạo đức báo chí Hồ Chí Minh là một kho tàng quý báu Người để lại cho các thế hệ người làm báo hôm nay và mai sau.

Ban Tổ chức đã trưng bày trên 40 tài liệu, hiện vật liên quan đến Le Paria và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, tiêu biểu là “Lời kêu gọi tham gia Hội hợp tác xuất bản báo Le Paria ngày 10/2/1922”; trưng bày 29 trên 38 số báo Le Paria đã xuất bản, 26 số trong đó (có tờ số 1 và số cuối cùng) sưu tầm từ Pháp; bản thảo viết tay sách “Bác Hồ ở Pháp” của nhà báo Hồng Hà; trưng bày tranh sơn dầu "Người đi tìm hình của nước" của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng…

Tin cùng chuyên mục
Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Ghi nhận những nỗ lực của tuổi trẻ ngành điện trong thời gian qua, tại chương trình Tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè gắn với lễ kỷ niệm 10 năm “Thanh niên tình nguyện” và kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Tỉnh đoàn Kon Tum đã khen thưởng 01 tập thể và 01 cá nhân thuộc Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum về thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024.