Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thời sự

Tổng Giám đốc Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc: Việt Nam là hình mẫu phát triển thành công nhất

PV - 03:05, 21/09/2023

Gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tổng Giám đốc Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) cho rằng, Việt Nam là hình mẫu phát triển thành công nhất, là đối tác quan trọng của UNIDO, đề xuất nghiên cứu khả năng hợp tác ba bên giữa Việt Nam, UNIDO và một nước đang phát triển để Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm thành công, UNIDO sẽ hỗ trợ về chuyển giao công nghệ.


Tổng Giám đốc UNIDO cho rằng, Việt Nam là hình mẫu phát triển thành công nhất, là đối tác quan trọng của UNIDO, đề xuất nghiên cứu khả năng hợp tác ba bên giữa Việt Nam, UNIDO và một nước đang phát triển để Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm thành công, UNIDO sẽ hỗ trợ về chuyển giao công nghệ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tổng Giám đốc UNIDO cho rằng, Việt Nam là hình mẫu phát triển thành công nhất, là đối tác quan trọng của UNIDO, đề xuất nghiên cứu khả năng hợp tác ba bên giữa Việt Nam, UNIDO và một nước đang phát triển để Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm thành công, UNIDO sẽ hỗ trợ về chuyển giao công nghệ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều 20/9 theo giờ địa phương, tại New York, Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) Gerd Muller.

Thủ tướng đánh giá cao những nỗ lực của UNIDO và cá nhân Tổng Giám đốc hỗ trợ Việt Nam thực hiện 3 đột phá chiến lược về hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhấn mạnh quyết tâm của Việt Nam trong xây dựng nền công nghiệp vững mạnh, nông nghiệp sinh thái bền vững, các ngành dịch vụ đồng bộ, hiệu quả, Thủ tướng đề nghị UNIDO hỗ trợ Việt Nam triển khai Chiến lược phát triển công nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, trong đó ưu tiên hoàn thiện và triển khai các chính sách công nghiệp, phát triển công nghiệp phát thải thấp và có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp của Việt Nam để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng bền vững toàn cầu, tập trung vào các lĩnh vực chế biến, chế tạo, đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh… với các chương trình, dự án hợp tác cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị UNIDO hỗ trợ Việt Nam triển khai Chiến lược phát triển công nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị UNIDO hỗ trợ Việt Nam triển khai Chiến lược phát triển công nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tổng Giám đốc UNIDO cho rằng, Việt Nam là hình mẫu phát triển thành công nhất, là đối tác quan trọng của UNIDO với nhiều chương trình hợp tác; khẳng định sẽ tập trung hỗ trợ Việt Nam về tiết kiệm năng lượng và phi carbon hóa ngành công nghiệp, phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo lương thực thực phẩm và chuỗi giá trị nông sản, các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp nông thôn… phù hợp với các ưu tiên lớn của Việt Nam mà Thủ tướng nêu.

Ông Muller cho biết, UNIDO sẽ phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam để sớm thông qua Chương trình quốc gia hợp tác giai đoạn 2023-2027 làm cơ sở cho các hoạt động hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới, đồng thời đề xuất hai bên cùng nghiên cứu khả năng hợp tác ba bên giữa Việt Nam, UNIDO và một nước đang phát triển để Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm thành công, UNIDO sẽ hỗ trợ về chuyển giao công nghệ.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ đã mời ông Gerd Muller sang thăm Việt Nam để thúc đẩy thêm cơ hội hợp tác giữa hai bên, góp phần hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu trở thành nước thu nhập trung bình cao với nền công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và một nước phát triển thu nhập cao vào năm 2045.

Tin cùng chuyên mục
Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ đã khiến qũy đất (đất ở, đất sản xuất) ở nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc tiếp tục bị thu hẹp do sạt lở, bồi lấp. Dữ liệu về quỹ đất đã bố trí cho người dân được thu thập cách đây hơn một tháng nay không còn chính xác, cần thiết được cập nhật để thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS.