Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thông tin đối ngoại đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tổng kết chuyến khảo sát thiết kế Dự án KOICA tại hai tỉnh Cao Bằng - Bắc Kạn

Nhật Lệ - 17:01, 08/11/2023

Ngày 8/11, Đoàn công tác Văn phòng cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam và UBND hai tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn đã tổ chức Hội nghị Tổng kết chuyến khảo sát thiết kế dự án KOICA tại hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Trịnh Trường Huy phát biểu tại Hội nghị
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Trịnh Trường Huy phát biểu tại Hội nghị

Dự buổi làm việc có: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Trịnh Trường Huy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Nông Quang Nhất; lãnh đạo Dự án Hỗ trợ kinh doanh nông hộ (CSSP) tỉnh; UBND các huyện: Trùng Khánh, Nguyên Bình, Thạch An và một số, sở, ngành.

Về phía Văn phòng KOICA có bà Choi Jeyun - Phó Giám đốc Quốc gia Văn phòng KOICA, làm Trưởng đoàn.

Tại Hội nghị, Văn Phòng KOICA thông tin khái quát về chuyến khảo sát thiết kế dự án KOICA tại hai tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn triển khai Dự án Hỗ trợ kinh tế tuần hoàn xanh thông qua cải thiện Chuỗi giá trị nông nghiệp tại khu vực miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2024 - 2029.

Bà Choi Jeyun - Phó Giám đốc Quốc gia Văn phòng KOICA cho rằng: Cao Bằng đã triển khai Dự án CSSP do IFAD tài trợ, đầu tư cho nông nghiệp địa phương, là cơ sở để tiếp cận với dự án KOICA. KOICA mong muốn hai tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn phối hợp thiết kế dự án cụ thể và thực hiện thủ tục phê duyệt dự án theo đúng tiến độ để chính thức bắt đầu triển khai vào tháng 4/2024.

Dự án có tổng kinh phí thực hiện khoảng 20 triệu USD, phân bổ đều cho hai tỉnh để thực hiện các hoạt động hỗ trợ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ du lịch, hỗ trợ quỹ phát triển nông nghiệp, quản lý dự án...

Bà Choi Jeyun, Phó Giám đốc Quốc gia Văn phòng KOIKA phát biểu tại buổi làm việc.
Bà Choi Jeyun - Phó Giám đốc Quốc gia Văn phòng KOIKA phát biểu tại Hội nghị

Thời gian tới, đoàn chuyên gia sẽ đến hai tỉnh nhằm khảo sát và xây dựng nội dung cụ thể để chuẩn bị các thủ tục cần thiết khởi động Dự án. KOICA mong muốn dự án sẽ đem lại hiệu quả về chuỗi giá trị nông sản, tạo điều kiện cho đối tượng thụ hưởng lớn nhất là người nông dân hai địa phương. Đề nghị hai tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn cần chủ động thực hiện báo cáo nghiên cứu khả thi để xin phê duyệt Dự án. 

Tại Hội nghị, các đại biểu trao đổi, thảo luận làm rõ một số nội dung dự kiến sẽ triển khai thực hiện tại các địa phương, như: Lộ trình thực hiện theo từng giai đoạn cụ thể, việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các ngành, địa phương, đối ứng nguồn vốn và nhân lực; cải thiện các chuỗi giá trị nông nghiệp; phân tích thị trường, chính sách và công cụ hỗ trợ tài chính…, là cơ sở để đánh giá tính khả thi khi triển khai các nguồn vốn đối ứng, chi phí vận hành, khảo sát lập dự án các công trình để trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự kiến phấn đấu đến năm 2024 sẽ chính thức khởi động dự án tại hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn. 

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Trịnh Trường Huy thay mặt lãnh đạo hai tỉnh đánh giá chuyến làm việc khảo sát thực tế của đoàn công tác KOICA đạt được những hiệu quả bước đầu, lựa chọn được sản phẩm nông nghiệp để thực hiện chuỗi giá trị và xác định được cơ bản các hoạt động, hướng triển khai dự án. Đồng thời, tiếp thu những ý kiến đề xuất, trao đổi, khuyến nghị của đoàn công tác. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng mong muốn Văn phòng KOICA quan tâm đến một số đề xuất của các sở, ngành hai tỉnh và sớm cử chuyên gia đến làm việc để xem xét, triển khai dự án, hoàn thiện khung dự án; chia sẻ những chính sách thay đổi của Việt Nam và nguồn lực đầu tư công của hai địa phương, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các cấp chính quyền địa phương hai tỉnh và sớm hoàn thiện mục tiêu về thời gian để khởi động dự án trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Phát huy vai trò của đảng viên trong vùng đồng bào Khmer khu vực biên giới biển ở Sóc Trăng

Phát huy vai trò của đảng viên trong vùng đồng bào Khmer khu vực biên giới biển ở Sóc Trăng

Trong bối cảnh nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới biển, tỉnh Sóc Trăng vẫn luôn đối mặt với nhiều khó khăn với việc các thế lực thù địch luôn tìm cơ hội lợi dụng sự nhẹ dạ, thiếu cảnh giác của đồng bào tìm mọi cách để tuyên truyền chống phá, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc. Theo đó, mô hình phân công đảng viên phụ trách hộ gia đình khó khăn của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Sóc Trăng đã mang lại hiệu quả trong việc giúp đỡ hỗ trợ hộ dân thoát nghèo và giữ gìn sự bình yên vùng biên giới...