Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Miễn học phí học kỳ 2 cho học sinh

T.Hợp - 21:15, 09/12/2021

Chiều 9/12, tại phiên Bế mạc kỳ họp thứ 4, Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, các đại biểu đã đồng ý thông qua chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho học sinh trên địa bàn thành phố trong học kỳ 2, năm học 2021-2022.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đối với việc miễn học phí học kỳ 2 (từ tháng 1/2022 - 5/2022) chỉ dành cho khối mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên đang học tại cơ sở giáo dục trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh; Khối mầm non, học sinh phổ thông ngoài công lập đang học tại cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố. Không áp dụng đối với học sinh học tại các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.

Cụ thể, mức hỗ trợ đối với nhà trẻ là 200.000 đồng/học sinh/tháng (nhóm 1) và 120.000 đồng/học sinh/tháng (nhóm 2). Mẫu giáo được hỗ trợ là 160.000 đồng/học sinh/tháng (nhóm 1) và 100.000 đồng/học sinh/tháng (nhóm 2).

Học sinh trung học cơ sở, bổ túc trung học cơ sở được hỗ trợ với mức 60.000 đồng/học sinh/tháng (nhóm 1) và 30.000 đồng/học sinh/tháng (nhóm 2). Học sinh trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông được hỗ trợ mức 120.000 đồng/học sinh/tháng (nhóm 1) và 100.000 đồng/học sinh/tháng (nhóm 2).

Nhóm 1 là học sinh học tại các trường ở TP. Thủ Đức và các quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân. Nhóm 2 là học sinh học tại các trường ở các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.

Dự trù kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ khoảng 533 tỷ đồng. Trong đó, dành cho khối mầm non, học sinh phổ thông công lập, học viên giáo dục thường xuyên khoảng 358 tỷ đồng; Khối mầm non, học sinh phổ thông ngoài công lập khoảng 175 tỷ đồng. Thời gian áp dụng học kỳ 2 của năm học 2021-2022. Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách TP. Hồ Chí Minh.

Trước đó, HĐND TP. Hồ Chí Minh cũng đã thông qua chính sách hỗ trợ học phí kỳ I cho học sinh thành phố, với tổng kinh phí 427 tỷ đồng, cho hơn 1,3 triệu học sinh các cấp từ mầm non đến THPT, kể cả học sinh trường ngoài công lập (không bao gồm các học sinh đang học tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài).

Cũng tại kỳ họp, TP. Hồ Chí Minh đã thông qua Nghị quyết về chính sách phát triển giáo dục mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp. Theo đó, cơ sở giáo dục mầm non độc lập ở địa bàn có khu công nghiệp thuộc loại hình dân lập, tư thục, có từ 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp được hỗ trợ cơ sở vật chất một lần. Mức hỗ trợ với cơ sở dưới 30 trẻ là 20 triệu đồng; 30-50 trẻ là 35 triệu đồng; và 50-70 trẻ là 50 triệu đồng.

Các trẻ học tại những cơ sở này cũng được hỗ trợ 160.000 đồng/trẻ/tháng theo số tháng học thực tế nhưng không quá 9 tháng/năm học.

Giáo viên mầm non làm việc tại các cơ sở này cũng được hỗ trợ 800.000 đồng/tháng. Mức hỗ trợ này nằm ngoài mức lương thỏa thuận.

Theo Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài và chưa có tiền lệ, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống và thu nhập của phần lớn người dân trên địa bàn, đặc biệt là bộ phận công nhân, người lao động ngoài tỉnh có con em đang học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Mục tiêu của TP. Hồ Chí Minh là “không để một học sinh nào nghỉ học, bỏ học vì điều kiện kinh tế do ảnh hưởng của dịch bệnh”./.

Tin cùng chuyên mục
Định Hóa (Thái Nguyên): Chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào DTTS

Định Hóa (Thái Nguyên): Chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào DTTS

Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Với tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 70%, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên) đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.