Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Trách nhiệm và lợi ích khi sử dụng tiết kiệm điện

PV - 16:58, 05/06/2019

Để giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia, tháng 3/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 279/QĐ-TTg phê quyệt Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu phụ tải giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 (DSM).

Các đại biểu bộ, ngành Trung ương tham dự Hội thảo. Các đại biểu bộ, ngành Trung ương tham dự Hội thảo.

Ngày 28/1/2019, Bộ Công thương cũng đã ban hành Quyết định số 175/QĐ-BCT về Chương trình Điều chỉnh phụ tải điện (DR) với mục tiêu giảm được ít nhất 30% công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện, tương ứng 90MW vào năm 2020, 300MW vào năm 2025 và 600MW vào năm 2030. Đây được coi là giải pháp quan trọng và là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2019 và các năm tiếp theo.

Thực hiện chỉ đạo nêu trên, EVN và các Tổng công ty Điện lực đang tích cực triển khai trương trình điều chỉnh phụ tải (DR). Tại 27 tỉnh miền Bắc, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cũng lựa chọn được trên 4.000 doanh nghiệp có sản lượng điện tiêu thụ từ 3 triệu kWh/năm trở lên để mời tham gia chương trình DR. Đến nay đã có hơn 1.600 doanh nghiệp tự ký kết tự nguyện tham gia.

Mới đây, ngày 28/5/2019, tại Hưng Yên, EVNNPC đã tổ chức Hội thảo "Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Trách nhiệm và Lợi ích của Doanh nghiệp". Tại Hội thảo này, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công thương đánh giá cao sự chủ động của EVNNPC, ngành điện trong việc triển khai chương trình. Ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh: Qua Hội thảo, các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia, hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp sẽ trao đổi được nhiều thông tin, tìm ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả để thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải, góp phần hoàn thành nhiệm vụ Chính phủ giao; hướng tới mục tiêu cuối cùng đó là đảm bảo an ninh năng lượng hiệu quả gắn với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Tham dự Hội thảo, nhiều diễn giả, đại biểu cũng đã nêu bật các khó khăn, thách thức về hệ thống điện tại Việt Nam; Lợi ích của việc sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm. Qua đó, ông Lê Quang Thái, Phó Tổng giám đốc EVNNPC đã chia sẻ, EVNNPC cam kết tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp tham gia bằng việc hỗ trợ nâng cao độ tin cậy cung cấp điện; Đưa vào danh sách khách hàng ưu tiên cấp điện; Rút ngắn thời gian xử lý sự cố lưới điện... Đặc biệt, EVNNPC cũng đã giới thiệu chi tiết nội dung và lợi ích của chương trình quản lý nhu cầu điện, chương trình điều chỉnh phụ tải; Các hỗ trợ của EVNNPC đối với doanh nghiệp tham gia chương trình DR tự nguyện; Đề xuất các cơ chế hỗ trợ thực hiện chương trình DR.

Trong khuôn khổ Hội thảo, đại diện Công ty Điện lực Hưng Yên, Sở Công thương tỉnh Hưng Yên và 60 doanh nghiệp đã tham gia lễ ký kết Thỏa thuận thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải trong năm 2019 và các năm tiếp theo.

THÙY DUNG

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.