Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giải trí

Trang phục vải lá dứa, vải gai vùng đồng bào DTTS ghi dấu ấn trên sàn diễn Quốc tế

Minh Nhật - 07:38, 02/04/2024

Những trang phục làm từ chất liệu lá dứa vùng đồng bào DTTS ở miền núi phía Bắc mang đến tuần lễ thời trang thế giới lớn nhất lại là các nhà thiết kế Việt Nam, chứ không phải từ Philippines là nước đi đầu trong việc xuất khẩu vải sợi và giả da từ sợi lá dứa đi khắp thế giới.

Sản phẩm thời trang xanh của NTK Ngọc Anh nhận được nhiều đánh giá cao tại tuần lễ thời trang London và Paris
Sản phẩm thời trang xanh của NTK Ngọc Anh nhận được nhiều đánh giá cao tại tuần lễ thời trang London và Paris

Bộ sưu tập (BST) của Nhà thiết kế (NTK) Việt Nam Phạm Ngọc Anh trình diễn tại tuần lễ thời trang 2024 ở London và Paris vừa qua được làm từ vải sợi lá dứa, gai xanh, gai dầu… Các công đoạn tạo thành trang phục của BST như se sợi, dệt vải, nhuộm màu cũng được NTK dùng và xử lý hoàn toàn theo hướng bền vững.

Nhà thiết kế Ngọc Anh cho biết: "Những cây gai xanh được trồng ở Điện Biên khi dệt thành vải có bề mặt xốp cao, nhẹ nên có khả năng hút ẩm, tia UV và các chất thải trong môi trường khí rất tốt. Vải gai được ví như loại lụa cao cấp dòng vegan. Vải gai dầu được lấy từ bà con dân tộc vùng núi phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Hoà Bình… nơi những người thợ để làm ra được tấm vải mềm, nhẹ hơn đã phải lăn đá hàng giờ liền. Trong khi đó vải lá dứa lại được làm từ những cây dứa trồng ở Nghệ An. Sau khi được thu hoạch quả, phần lá được lấy làm sợi. Kết hợp với thổ cẩm, các loại vải này dựng thành từng trang phục trong BST làm nên vẻ đẹp mộc mạc, độc đáo, được nhiều khách hàng thời trang của tuần lễ chú ý".

NTK Phan Đăng Hoàng thực hiện nhuộm, dệt thủ công các công đoạn làm nên BST mang đến Tuần lễ thời trang Milan
NTK Phan Đăng Hoàng thực hiện nhuộm, dệt thủ công các công đoạn làm nên BST mang đến Tuần lễ thời trang Milan

Ngành công nghiệp thời trang đã bị chỉ trích vì điều kiện làm việc tồi tệ cũng như tác động tiêu cực đến việc sản xuất, sử dụng và thải bỏ nguyên liệu thô, thành phẩm đối với môi trường. Liên Hợp Quốc đã thành lập Liên minh thời trang bền vững của Liên Hợp Quốc vào năm 2019 để nâng tầm các thương hiệu thời trang lên tiêu chuẩn cao hơn. Chính vì thế mà trong các tuần lễ lớn nhất của thế giới như Paris, London đều khuyến khích việc các NTK mang đến những BST hoặc những ý tưởng về thời trang xanh - như một cách làm giảm sự khác biệt trong các quan niệm về thời trang cũng như làm dịu đi cái nhìn về một nền thời trang gây tiêu cực cho trái đất.

Những thiết kế trong BST Lúa - trình diễn tại Tokyo Fashion Week 2016 của NTK Công Trí sử dụng lụa Lãnh Mỹ A, một chất liệu rất độc đáo, làm từ tơ tằm 100%, dệt bằng phương pháp dệt satin kỹ thuật 8/1 (phương pháp dệt khó nhất trong dệt tơ tằm) và phải nhuộm bằng trái mặc nưa. vải lãnh dày dặn, bề mặt bóng đẹp, màu đen nhánh tự nhiên, tuy nhiên nếu không hiểu hết chất liệu này, sẽ làm mất vẻ đẹp của lụa
Những thiết kế trong BST Lúa - trình diễn tại Tokyo Fashion Week 2016 của NTK Công Trí sử dụng lụa Lãnh Mỹ A, một chất liệu rất độc đáo, làm từ tơ tằm 100%, dệt bằng phương pháp dệt satin kỹ thuật 8/1 (phương pháp dệt khó nhất trong dệt tơ tằm) và phải nhuộm bằng trái mặc nưa. Vải lãnh dày dặn, bề mặt bóng đẹp, màu đen nhánh tự nhiên, tuy nhiên nếu không hiểu hết chất liệu này, sẽ làm mất vẻ đẹp của lụa

Là một trong số rất ít NTK thực hiện BST theo hướng bền vững tại tuần lễ thời trang London và Paris 2024, NTK Ngọc Anh gây ấn tượng ngay từ khi giới thiệu các mẫu trang phục của mình. Chị nói: "Người DTTS ước lượng số lượng chất nhuộm nên kết quả màu sắc trên mỗi mảnh vải trong BST là khác biệt và độc bản. Những chất nhuộm có nguồn gốc thiên nhiên được tìm thấy trong rừng hoặc trong vườn như củ nâu (màu nâu đỏ), củ nghệ (màu vàng), lá chàm (màu indigo). Người Mông có kỹ thuật vẽ sáp ong rất đẹp. Họ truyền nghề từ đời này sang đời khác. Mỗi miếng vải trong được vẽ một cách ngẫu hứng và theo cảm xúc. Không có miếng vải giống nhau. Tính độc bản - yếu tố được đánh giá cao nhất trong thời trang nghệ thuật và cũng là điểm nổi bật vốn chỉ có ở sản xuất thủ công, trong BST này là rất mạnh mẽ".

Điều đặc biệt tạo nên thương hiệu của những tấm thổ cẩm lanh của người Mông chính là việc tạo nên những hoa văn, họa tiết bằng sáp ong.
Điều đặc biệt tạo nên thương hiệu của những tấm thổ cẩm lanh của người Mông chính là việc tạo nên những hoa văn, họa tiết bằng sáp ong.

Khi trái đất ngày càng bị tác động xấu bởi môi trường thì người tiêu dùng ngày càng có nhận thức sâu sắc hơn về sự bền vững trong xu hướng tiêu dùng thời trang. Bởi vậy, thời trang xanh đang trở thành chủ đề được quan tâm bậc nhất. Người tiêu dùng dần ưa chuộng các loại vải có nguồn gốc thiên nhiên và họ rất quan tâm đến cách sản xuất ra chúng. Họ luôn đặt câu hỏi sản phẩm thời trang nào tốt cho da, sức khỏe, có mang nhiều tác hại đến cho môi trường không… Họ tôn vinh những sản phẩm có dấu ấn nghệ thuật, văn hóa truyền thống, như một cách để làm cho tính hợp thời bền vững hơn vẻ đẹp vượt thời gian, tuổi đời sản phẩm dài hơn tránh vòng quay ngắn ngủi của mốt, giảm lãng phí.

NTK Ngọc Anh nói: "Vải được vẽ, được nhuộm bằng các chất tự nhiên, sau đó được đem phơi khô để ăn màu rồi được nấu trong nước để sáp ong tan chảy, để lại hình trang trí thủ công đỉnh cao. Để làm cho miếng vải đặc biệt hơn, người thợ thêu hoặc may điểm xuyết bằng màu đối lên đó. Để có được mảnh vải (10m x 30cm), người thợ phải vẽ rất tỉ mỉ trong hàng tuần trời. Những loại thổ cẩm vẽ sáp ong với họa tiết khác nhau và được nhuộm bởi những màu khác nhau tạo nên sự phong phú. Các loại vải, thổ cẩm nhuộm từ cây, lá, củ trong BST đều được dệt, nhuộm thủ công, thân thiện với môi trường, có tính bảo tồn văn hóa truyền thống... chính là yếu tố khiến các sản phẩm Việt nổi bật, ghi dấu ở sàn diễn thế giới".

NTK Phan Đăng Hoàng thực hiện nhuộm, dệt thủ công các công đoạn làm nên BST mang đến Tuần lễ thời trang Milan
NTK Phan Đăng Hoàng thực hiện nhuộm, dệt thủ công các công đoạn làm nên BST mang đến Tuần lễ thời trang Milan

Vài năm trở lại đây, song hành với xu thế lối sống xanh thì thuật ngữ thời trang bền vững đang dần trở thành định hướng và trách nhiệm của mỗi cá nhân, đặc biệt đối với những người làm thời trang. Trong bối cảnh khi ngành công nghiệp thời trang thải ra một khối lượng rác khổng lồ, đồng thời những tác nhân như hoá phẩm nhuộm gây nguy hại đến môi trường thì khía cạnh bền vững trong trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được đặt lên hàng đầu.

Trong bối cảnh nước ta đang ngày càng chú trọng vào giáo dục, cùng với dân trí, nhận thức của mọi người, đặc biệt là giới trẻ ngày càng được nâng cao. Họ dần quan tâm nhiều hơn đến môi trường, đến phát triển bền vững. Có lẽ để phát triển những chất liệu truyền thống một cách hiệu quả cần chú trọng đầu tư cho sự phát triển bền vững ở các làng nghề. Bền vững ở đây ngoài giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường, cũng cần tập trung vào yếu tố con người, làm sao cho họ có môi trường làm việc an toàn, hiệu quả và có một cộng đồng để hỗ trợ, phát triển lẫn nhau.

Là một sản phẩm phụ của cây trồng, người nông dân không cần lo lắng về vấn đề tưới tiêu và phân bón.
Lá dứa là một sản phẩm phụ của cây trồng, người nông dân không cần lo lắng về vấn đề tưới tiêu và phân bón.

Chất liệu lá dứa nếu không sử dụng, sẽ bị xử lý bằng cách đốt và gây hại tới môi trường. Ngược lại, nếu được nghiên cứu và đầu tư, nó sẽ được dệt thành chất liệu mới, tạo nên sản phẩm có tính thẩm mỹ cao. Song song với đó còn giải quyết được vấn đề về rác thải và công ăn việc làm cho bà con nông dân. Tuy nhiên, để thực hiện sản xuất sợi lá dứa bài bản và quy mô hơn, cần rất nhiều đến sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân.

khía cạnh tốt nhất của vật liệu này là chúng có thể được sản xuất hàng loạt và do đó trở thành một lựa chọn hợp lý để thay thế cho da và các vật liệu đắt tiền khác.
Khía cạnh tốt nhất của vật liệu này là chúng có thể được sản xuất hàng loạt và do đó trở thành một lựa chọn hợp lý để thay thế cho da và các vật liệu đắt tiền khác.

Có lẽ giải pháp để nguyên vật liệu truyền thống có thể phát triển bền vững, ngoài sự sâu sát, quan tâm hơn của chính phủ, là những tổ chức như Hanoia cùng nhóm thiết kế, là những Nhà thiết kế như Minh Hạnh, Công Trí, Lan Vy từ Fashion4freedom, Kelly Bui, Võ Việt Chung, Trương Thanh Hải, Ngọc Anh, Thuỷ Nguyễn, Hà Linh Thư, Vũ Thảo, Quỳnh Nhi, HuyenGin... rất nhiều nhà thiết kế Việt nam cũng yêu mến chất liệu bản địa và đang tìm con đường cho mẫu thiết kế của mình, cũng như doanh nhân Rachel Nguyen, hay những chủ doanh nghiệp sẵn sàng thử nghiệm và cởi mở với những chất liệu này, như chị Mizuno Gia Cát, Chị Hồng từ (VINASME), chị Hươngcolor Fashionnet... rất nhiều nhóm đang nỗ lực, sáng tạo, hành động để chất liệu từ các địa phương của Việt Nam có được vị thế xứng đáng với tiềm năng của nó.

Chỉ khi nào Việt Nam chủ động trong việc tự cung cấp vải thì mới có thể trở thành điểm sản xuất chiến lược, cung ứng vải cho ngành thời trang của các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc... nhằm đáp ứng nhu cầu của hai nhóm khách hàng chính: người Việt Nam và người nước ngoài.

Tin cùng chuyên mục
Giới thiệu nhiều tài liệu, hiện vật quý tại trưng bày “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”

Giới thiệu nhiều tài liệu, hiện vật quý tại trưng bày “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Geneve (21/7/1954 - 21/7/2024), Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt” từ ngày 25/4 đến tháng 6/2024.