Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Tranh Đông Hồ - Giá trị văn hóa dân gian đặc sắc

V.K - 10:50, 18/12/2019

Tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ (tranh Đông Hồ), là một dòng tranh dân gian đặc sắc có từ thời Lê, với xuất xứ từ làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh). Tranh Đông Hồ hiện đã được xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và được tỉnh Bắc Ninh hoàn thiện hồ sơ gửi UNESCO đề nghị đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ”.

Du khách quốc tế thăm quan triển lãm tranh Đông Hồ
Du khách quốc tế thăm quan triển lãm tranh Đông Hồ

Đông Hồ là dòng tranh gắn bó và thể hiện sinh động xã hội nông nghiệp Việt cổ truyền, cuộc sống lao động của người nông dân bình dị, chất phác, phong tục, tập quán, sinh hoạt. Cứ bóc tách từng lớp lang văn hóa hiện trên mỗi bức tranh Đông Hồ cũng đủ cho chúng ta thấy vốn liếng văn hóa Việt thuần khiết và trong sáng tới chừng nào.

Làng Đông Hồ, xưa còn gọi là làng Mái, nằm ngay sát bờ sông Đuống, là một làng nghề cổ truyền thống đã có lịch sử 400 năm. Lễ hội làng Hồ vào rằm tháng 3 âm lịch hằng năm với những nghi thức như tế thần, thi mã, thi tranh… Thời kỳ cực thịnh của làng tranh là vào khoảng cuối thế kỷ 19 đến những năm 40 của thế kỷ 20. 

Giờ đây, thú chơi tranh Đông Hồ ngày Tết bị quên lãng, dẫn đến nghề tranh dần mai một. Hơn 90% hộ gia đình từ bỏ ván khắc, chuyển sang hoạt động nghề khác có thu nhập cao hơn như làm đồ vàng mã, hoặc sản xuất, buôn bán hàng hóa khác.

Theo thống kê, cả làng hiện chỉ còn 3 nghệ nhân cùng khoảng 20 người thực hành làm tranh. Chỉ 2 trong 3 nghệ nhân hiện còn khả năng truyền dạy, nhưng đều đã cao tuổi…

 Trong số đó, có Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, người nổi tiếng tâm huyết và đã dành nhiều công sức gìn giữ, bảo tồn nghề làm tranh Đông Hồ. Năm 2006, Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đầu tư xây dựng Trung tâm Giao lưu văn hóa tranh dân gian Đông Hồ, trở thành nơi lưu trữ, trưng bày hàng nghìn bản khắc, khuôn tranh, trong đó có nhiều bản khắc gỗ quý hiếm từ cách đây gần 200 năm. Trung tâm có các khu nhà sản xuất giấy, khu in tranh, giã điệp và khu trưng bày.Bên cạnh những bức tranh truyền thống, các nghệ nhân làng tranh Đông Hồ sáng tạo, cải tiến về mẫu mã sản phẩm để thích ứng với nhu cầu của thị trường ngày nay, như: Bộ lịch Tết, tem thư, sách bé tập tô, tranh bưu thiếp… nhưng vẫn giữ được hồn cốt của tranh dân gian Đông Hồ. 

Cùng với những cơ chế chính sách hỗ trợ, những hoạt động xúc tiến du lịch và thương mại của tỉnh Bắc Ninh, giờ đây làng Đông Hồ không chỉ sáng tạo những bức tranh truyền thống và hiện đại, mà còn trở thành “bảo tàng” sinh động phục vụ du khách bốn phương. Những nỗ lực của các nghệ nhân tâm huyết với nghề làm tranh Đông Hồ đã và đang gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá văn hóa đặc sắc trong xu thế mới.

Về thăm làng tranh Đông Hồ, du khách có thể ghé thăm những di sản danh tiếng khác ở Thuận Thành (Bắc Ninh), như: Chùa Dâu, Chùa Bút Tháp, Lăng Kinh Dương Vương, Đền Sỹ Nhiếp… 

Triển lãm “Tranh dân gian Đông Hồ xưa và nay” diễn ra từ ngày 31/10/2019 - 31/1/2020, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã và đang tạo ấn tượng sâu sắc cho công chúng yêu dòng tranh dân gian. Hoạt động này nằm trong chuỗi các hoạt động xây dựng Hồ sơ ứng cử quốc gia “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” trình UNESCO, nhằm khôi phục, bảo vệ và phát triển nghề làm tranh dân gian trong giai đoạn hiện nay. Triển lãm với hơn 100 hiện vật, từ tranh in đến các ván khắc, dụng cụ thực hành nghề.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.