Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Trao tặng chiêng và trang phục truyền thống cho các đội chiêng tại Đắk Lắk

L.Hường - T.Hằng - 14:27, 25/08/2022

Nằm trong khuôn khổ Dự án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng do Trung tâm Hợp tác Quốc tế tỉnh Jeolabuk (Hàn Quốc) tài trợ, ngày 24/8, đại diện Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức lễ bàn giao chiêng, trang phục truyền thống tại huyện Krông Ana và huyện Lắk.

Đại diện Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và nghệ sĩ tỉnh Jeolabuk trao tặng chiêng và trang phục cho đội chiêng trẻ tại thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana
Đại diện Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và nghệ sĩ tỉnh Jeolabuk trao tặng chiêng và trang phục cho đội chiêng trẻ tại thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana

Theo đó, đội chiêng trẻ Ê Đê Bih tại thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana được cấp 1 bộ chiêng Jôh và 30 bộ trang phục. Đội chiêng tại buôn Liêng Ông, xã Đắk Phơi, huyện Lắk được cấp 1 bộ chiêng Mnông Gar và 30 bộ trang phục. Sau khi nhận chiêng, các nghệ nhân đã tiến hành đánh chiêng và kiểm chiêng.

Nghệ nhân H’Lâm HMok thuộc đội chiêng nữ Ê Đê Bih (thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana) chia sẻ: “Chúng tôi xin cảm ơn đến dự án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng do Trung tâm Hợp tác Quốc tế tỉnh Jeolabuk, Hàn Quốc tài trợ, để chúng tôi có thể truyền lại nét văn hóa dân tộc cho các em nhỏ một cách dễ dàng. Hy vọng thời gian tới, các bạn nhỏ đã theo học lớp cồng chiêng sẽ có cơ hội tham gia biểu diễn tại một số chương trình, như những nghệ nhân thực thụ”.

Đại diện Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và nghệ sĩ tỉnh Jeolabuk tặng chiêng và trang phục truyền thống cho đội chiêng buôn Liêng Ông, xã Đắk Phơi, huyện Lắk
Đại diện Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và nghệ sĩ tỉnh Jeolabuk (Hàn Quốc) tặng chiêng và trang phục truyền thống cho đội chiêng buôn Liêng Ông, xã Đắk Phơi, huyện Lắk

Sau hơn 2 tháng khai giảng lớp truyền dạy cồng chiêng cho các bé gái nhỏ, đội cồng chiêng trẻ của Buôn Trấp đã có thể biểu diễn thuần thục các bài chiêng được luyện tập trong thời gian qua.

Ông Y Nem Buôn Krông, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ huyện Krông Ana cảm ơn sự quan tâm của các cấp, các ngành, Trung tâm Hợp tác Quốc tế tỉnh Jeolabuk đã tài trợ để huyện Krông Ana phát huy di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Nghệ nhân đội chiêng Ê Đê Bih biểu diễn trong buổi Lễ
Nghệ nhân đội chiêng Ê Đê Bih biểu diễn trong buổi Lễ

“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục gìn giữ và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng và đào tạo những thế hệ nghệ nhân trẻ để làm lực lượng kế cận trong việc bảo tồn và phát huy di sản này”, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ huyện Krông Ana Y Nem Buôn Krông khẳng định.

Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Dân tộc Lào hiện có khoảng 13.000 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm... Hiện nay, đồng bào vẫn bảo tồn nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó có Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nậm).