Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Trên những nẻo đường đến với đồng bào

Thu Thảo – Việt Dũng - 18:36, 06/05/2021

Trên hành trình đưa chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào, những cán bộ làm công tác dân tộc xứ Thanh đã in dấu chân mình trên khắp các nẻo đường, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh. Giờ đây, trường học khang trang, đường giao thông thông suốt đến tất cả các huyện, thậm chí đến tận các xã vùng cao, điện thắp sáng bản làng, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, học tập, vui chơi của Nhân dân và các em học sinh. Những mâm cơm của đồng bào đã đầy đặn hơn, chất lượng hơn nhờ kinh tế ngày một phát triển…

Ông Tạ Hồng Hải, Phó trưởng Ban Dân tộc Thanh Hóa (người đứng thứ 2 từ phải qua) trong một chuyến công tác tại huyện Thường Xuân.
Ông Tạ Hồng Hải, Phó trưởng Ban Dân tộc Thanh Hóa (người đứng thứ 2 từ phải qua) trong một chuyến công tác tại huyện Thường Xuân.

Đó là thành quả từ triển khai thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đối với vùng DTTS và miền núi của cả hệ thống chính trị cùng sự nỗ lực vươn lên của đồng bào trong tỉnh. Đặc biệt, trong đó vai trò quan trọng trong công tác tham mưu, quản lý và triển khai thực hiện chính sách của đội ngũ những người làm công tác dân tộc xứ Thanh.

Ông Tạ Hồng Hải, Phó trưởng Ban Dân tộc Thanh Hóa chia sẻ, Thanh Hóa có 11 huyện miền núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc như Thái, Mường, Dao, Thổ, Mông, Khơ Mú…; những năm 1990, trước khi về nhận nhiệm vụ ở cơ quan làm công tác dân tộc, ông là Trưởng Ban định canh định cư huyện Quan Hóa nên có rất nhiều kỷ niệm gắn bó với đồng bào dân tộc. Trong ký ức của ông, không bao giờ phai nhòa, những hình ảnh về cuộc sống gian khó của người dân ở miền núi, nhất là giao thông đi lại.

Ông kể, một lần trong chuyến công tác vào các xã Trung Sơn, Thành Sơn để khảo sát và vận động đồng bào tham gia trồng rừng. Trên con đường dọc lên thượng nguồn sông Mã, chiếc xe cứ xoay ngang giữa đường vì đường đất trơn trượt, chỗ thì quánh đặc bám chặt bánh xe. Khi đến UBND xã đã hết giờ làm việc, không gặp được ai, điện thoại hồi đó chưa có, nhà đồng chí Chủ tịch xã cách trụ sở hơn 10 cây số, không thể đi xe, đành phải đi bộ vào nhà gặp đồng chí Chủ tịch xã mới triển khai được công việc. Bây giờ, con đường đất lầy lội ngày nào đã được thay thế bằng đường nhựa phẳng lì, đời sống Nhân dân cũng đổi thay nhiều. Tôi rất vui mừng vì điều đó”.

Hơn 20 năm trong cơ quan làm công tác dân tộc, anh Quách Văn Thông, Phó Chánh Thanh tra Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hoá đã đi tất cả các bản, làng vùng miền núi của tỉnh. Những ngày đó, đường lên vùng cao hầu hết là đường mòn và cheo leo đá núi. “Có lần đi kiểm tra công trình đập đầu nguồn, bất ngờ gặp mưa lũ không về kịp, mọi người phải ở lại trong lán trại trên rẫy của dân, chờ sáng hôm sau nước rút mới về xã”, anh Thông chia sẻ.

Anh Quách Văn Thông, Phó Chánh thanh tra Ban Dân tộc (người đang đang đứng dưới suối), 20 năm gắn bó với nghề đã đi tất cả các bản làng của miền núi xứ Thanh
Anh Quách Văn Thông, Phó Chánh thanh tra Ban Dân tộc (người đang đang đứng dưới suối), 20 năm gắn bó với nghề đã đi tất cả các bản làng của miền núi xứ Thanh

Điều anh Thông chia sẻ không phải lạ đối với những người làm công tác dân tộc. Còn nhớ, đầu những năm 2000, chúng tôi theo đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh, lên xã Mường Lý, Sài Khao (huyện Mường Lát), để triển khai làm con mương dẫn nước khai hoang cho bà con người Mông. Từ sáng sớm, đoàn công tác phải đi bộ từ trung tâm huyện đến Chiềng Nưa, rồi ngược dòng suối phót, đi trên con đường mòn dốc cheo leo hơn 20 cây số, có lúc phải trèo đèo, lội xuống suối, rồi cuối cùng cũng đến được với đồng bào.

Hay có lần đến với xã biên giới Pù Nhi cùng với anh Sung Văn Lâu, cán bộ Ban Dân tộc Thanh Hóa. Lần ấy, anh Lâu chở tôi trên chiếc xe máy cà tàng vào tận khu khai hoang của bà con người Mông ở bản Cơm.

Ngồi sau xe máy của anh Lâu tôi không dám mở mắt nhìn, phó thác số mệnh cho anh, bởi sát bên tôi là vực thẳm, chỉ non tay lái, hay không quen đường là chúng tôi có thể rơi xuống vực bất cứ lúc nào. Lần ấy, anh Lâu có dặn, sau này có dịp lại đến với đồng bào. Thú thực, tôi có nhận lời cho anh vui, nhưng lúc đó tôi vẫn chưa hết “tim đập, chân run”.

Đó là câu chuyện ngày ấy. Giờ đây, dù khó khăn vẫn còn, nhưng diện mạo đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thay đổi; đường đến với đồng bào không còn cheo leo và đã bớt gian nan. Trong muôn vàn thay đổi, thì điều không thay đổi, đó là “dấu chân” của những người làm công tác dân tộc vẫn in trên hành trình đưa chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào.

Trải qua nhiều giai đoạn và chặng đường phát triển, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác Dân tộc và triển khai thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn. Theo đó, Ban Dân tộc Thanh Hóa đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì, ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác cho tập thể và cá nhân.

Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Chính sách dân tộc góp phần bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển

Kiên Giang: Chính sách dân tộc góp phần bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển

Kiên Giang xác định việc thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Theo đó, thành quả trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, là “bằng chứng sống, sinh động”, khẳng định chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta trong việc bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.