Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Triển khai các Chương trình MTQG ở Thừa Thiên Huế: Trao mô hình sinh kế tạo cơ hội thoát nghèo

Phạm Tiến - 09:20, 04/09/2024

Từ nguồn lực của các Chương trình MTQG, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng, nhân rộng nhiều mô hình sinh kế có hiệu quả kinh tế cao ở vùng DTTS và miền núi của tỉnh. Nhiều hộ đồng bào DTTS đã vận dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Động lực từ các chương trình MTQG đã giúp A Lưới vươn lên, thoát ra khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước
Động lực từ các Chương trình MTQG đã giúp A Lưới vươn lên, thoát ra khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước

Đồng bào các DTTS ở tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu định cư ở 2 huyện vùng cao Nam Đông và A Lưới. Giai đoạn 2021 - 2025, Thừa Thiên Huế triển khai 3 Chương trình MTQG: Xây dựng nông thôn mới (NTM), Giảm nghèo bền vững và Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình 1719).

Sau gần 4 năm thực hiện, nguồn lực đầu tư từ 3 Chương trình MTQG đã tác động tích cực vào đời sống của mỗi hộ gia đình người DTTS trên địa bàn. Nhiều hộ đồng bào ở Thừa Thiên Huế đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi tư duy sản xuất hàng hóa. Nhờ đó, số hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS ở Thừa Thiên Huế liên tục giảm, số hộ ổn định cuộc sống vươn lên làm giàu ngày một nhiều hơn.

Để triển khai hiệu quả các chương trình MTQG, địa phương đã chủ động, tích cực bám sát chỉ đạo của cấp trên. Đồng thời, nghiên cứu đưa ra phương án, cách thức thực hiện phù hợp với điều kiện KT-XH địa phương cũng như văn hóa, truyền thống của đồng bào DTTS. Nhờ đó, nhiều mô hình sinh kế đã phát huy hiệu quả giúp tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương giảm mạnh; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống Nam Đông từng bước hoàn thiện”.

Ông Lê Thanh Hồ, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông

Anh Lê Thanh Ban, thôn 4, xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới cho biết: Nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719 đã hỗ trợ gia đình tôi 2 con bò vàng đã đến độ sinh sản. Hiện tại, cặp bò khỏe mạnh và phát triển tốt. Hy vọng từ cặp bò này sẽ sinh sôi, phát triển, mang lại nguồn thu nhập cho gia đình. Ngoài ra, Chương trình MTQG 1719 còn hỗ trợ gia đình anh 60 triệu đồng để xây dựng nhà ở 3 cứng.

A Lưới là huyện biên giới có trên 80% dân số là người DTTS. Giai đoạn 2021 - 2025, tổng nguồn lực thực hiện 3 Chương trình MTQG ở A Lưới hơn 846 tỷ đồng.

Huyện đã tập trung huy động các nguồn lực và thực hiện lồng ghép 3 Chương trình để triển khai có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và từng bước nâng cao đời sống đồng bào.

Lũy kế đến hết năm 2023, toàn huyện A Lưới đã có 920 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà mới. Cùng với đó, Chương trình MTQG 1719 đã hỗ trợ sinh kế (trao bò giống, lợn giống và nhiều loại cây giống) cho hơn 2.000 hộ đồng bào DTTS phát triển kinh tế hộ gia đình. Nguồn lực đầu tư từ các Chương trình MTQG đã giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo ở A Lưới qua các năm, năm 2021 là 49,89%; năm 2022 là 38,20% và cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở A Lưới chỉ còn 24,30%.

Anh Lê Thanh Ban ở xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới chăm sóc 2 con bò được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719
Anh Lê Thanh Ban ở xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới chăm sóc 2 con bò được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Ghi nhận tại xã Thượng Long, một trong những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao ở huyện Nam Đông, lũy kế từ năm 2022 đến nay, nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719 đã hỗ trợ xây mới 52 ngôi nhà. Ngoài ra, đã có 20 hộ gia đình đồng bào Cơ Tu được hỗ trợ sinh kế (bò giống). Cùng với đó, đồng bào cũng được tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt để phát triển kinh tế một cách an toàn và bền vững.

Gia đình chị Ngọc Thị Đào, ở xã Thượng Long, trước đây cũng từng nuôi heo theo hướng nhốt chuồng, kiến thức chăn nuôi, phòng bệnh hạn chế nên năng suất thấp. Khi Chương trình MTQG 1719 triển khai, chị Đào được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, được hỗ trợ lãi suất để mở rộng sản xuất. Nhờ đó, quy mô và hiệu quả chăn nuôi đã được nâng lên. Đến nay, gia đình chị đã có một trang trại nuôi heo khép kín, mỗi năm thu nhập hơn 100 triệu đồng.

Chị Đào chia sẻ: “Được hỗ trợ vốn, giống và tập huấn kỹ thuật, gia đình tôi có điều kiện thuận lợi và có thêm nhiều kiến thức trong chăn nuôi; từ đó, có cơ hội để mở rộng sản xuất, tăng thu nhập, vươn lên xóa đói, giảm nghèo và làm giàu”.

Từ các mô hình hỗ trợ trao bò giống, dê giống và nhiều loại cây trồng… đã phát huy hiệu quả và cho thu nhập ổn định. Đời sống của nhiều hộ đồng bào DTTS ở Thừa Thiên Huế đã được nâng lên rõ rệt, mở ra cơ hội thoát nghèo bền vững.