Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Triển khai chữ ký số cho các cơ quan báo chí ở Thanh Hóa

Quỳnh Trâm - 18:07, 15/08/2023

Chiều 15/8, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa phối hợp với VNPT tiến hành đăng ký chữ ký số công cộng cho các Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú để giúp cho quá trình ký chuyển văn bản được thuận lợi, nhanh chóng.

Theo đại diện của Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa, hiện nay, nhu cầu trao đổi văn bản giữa các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước với các cơ quan Đảng, tổ chức, chính trị xã hội và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là rất lớn.

(tin) Triển khai chữ ký số cho các cơ quan báo chí ở Thanh Hóa

Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa thông tin hoạt động báo chí và chữ ký số

Mặc dù trên cùng một địa bàn, các bên đã có hệ thống ứng dụng quản lý văn bản, 100% văn bản ở các cơ quan hành chính Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã đều thực hiện ký số, nhưng việc trao đổi, gửi, nhận văn bản giữa các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước với các cơ quan Đảng, tổ chức, chính trị xã hội và các doanh nghiệp phải thực hiện in và gửi bản giấy qua đường bưu điện, fax… không thực hiện thông qua một hệ thống nào để việc giao nhận đạt một cách nhanh nhất, dẫn đến việc chuyển phát mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí…

Nắm bắt tình hình thực tế trên cộng với việc thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/07/2018 về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước; Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 18/5/2020 về việc tập trung chỉ đạo đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính chuyển từ môi trường làm việc giấy sang làm việc trên môi trường điện tử trong các cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng Giải pháp liên thông văn bản điện tử nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, từng bước thay đổi thói quen làm việc từ hành chính, giấy tờ sang điều hành, xử lý công việc trên môi trường mạng.

Qua đó, góp phần công khai, minh bạch, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, đảm bảo việc giao nhận và luân chuyển văn bản gần như tức thời, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong các cơ quan nhà nước. Hướng tới phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

(tin) Triển khai chữ ký số cho các cơ quan báo chí ở Thanh Hóa 1

VNPT hướng dẫn đăng ký chữ ký số cá nhân

Thời gian vừa qua khi gửi, nhận văn bản của các Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú báo chí Trung ương tại Thanh Hóa đến các cơ quan quản lý nhà nước qua địa chỉ email cá nhân theo nhóm thường bị lỗi, gây ảnh hưởng đến chế độ thông tin giữa các cơ quan báo chí và các cơ quan, ban ngành quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Nhằm bảo đảm việc gửi nhận văn bản giữa các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh với Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú báo chí tại Thanh Hóa qua hệ thống quản lý văn bản dùng chung của tỉnh phục vụ công tác chế độ thông tin báo cáo và trao đổi, cung cấp thông tin thông suốt, an toàn và đáp ứng yêu cầu theo Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 18/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện cấp tài khoản sử dụng trên phần mềm gửi nhận văn bản của tỉnh cho các Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú báo chí Trung ương tại Thanh Hoá.

Để thực hiện ký số các văn bản, VNPT Thanh Hóa tiến hành đăng ký chữ ký số công cộng cho các Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú để giúp cho quá trình ký chuyển văn bản.

Việc triển khai giải pháp liên thông văn bản điện tử nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tháo gỡ được nút thắt trong chủ trương xây dựng chính quyền điện tử với cơ chế một cửa, gia tăng tính thuận tiện trong trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh với nhau.

(tin) Triển khai chữ ký số cho các cơ quan báo chí ở Thanh Hóa 2

Trao tặng chữ ký số cho các nhà báo tại Thanh Hóa

Cụ thể, đối với văn bản đi giảm thiểu công tác in ấn và gửi bưu điện đối với những văn bản gửi ngoài đơn vị, thông tin trao đổi với chính quyền địa phương nhanh chóng, tức thời, phát huy hiệu quả cao đối với những công văn có tính khẩn cấp. Đối với văn bản đến, hiệu quả nhận thấy là hạn chế tiếp nhận văn bản qua đường bưu điện đến muộn, kịp thời giải quyết công việc với chính quyền địa phương.

Đồng thời, giải pháp này còn góp phần đẩy mạnh thực hiện chủ trương Chính quyền số, xã hội số và nền kinh tế số theo đúng tinh thần Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Tin cùng chuyên mục
Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.