Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Thường Xuân (Thanh Hóa): Kỳ vọng cho sự phát triển toàn diện của vùng DTTS và miền núi

Quỳnh Trâm - 01:42, 24/10/2023

Thường Xuân là huyện miền núi biên giới, nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hoá, là một trong 62 huyện nghèo của cả nước. Việc triển khai hiệu quả các chương trình MTQG, đặc biệt hiện nay là Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi, giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt Chương trình MTQG 1719) là động lực, cơ hội để các bản làng thay đổi diện mạo, để đồng bào DTTS an cư, vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống...

Nhiều công trình phục vụ cơ sở hạ tầng đang được huyện Thường Xuân triển khai và dần hoàn thiện
Nhiều công trình cơ sở hạ tầng đang được huyện Thường Xuân triển khai và dần hoàn thiện

Nắm bắt thời cơ

Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sau 3 năm triển khai thực hiện, Chương trình MTQG 1719 bước đầu đã đạt được kết quả tích cực, góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn toàn huyện năm 2021 đạt 39 triệu đồng, năm 2023 dự kiến đạt 43 triệu đồng (2020 là 35 triệu đồng). Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều và chuẩn nghèo mới giai đoạn 2021-2025 tiếp tục giảm (năm 2021 là 25,35%; năm 2022 là 21,36%, giảm 4,1%).

Đặc biệt, một số đề án được triển khai, đạt kết quả bước đầu. Điển hình như, việc sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư. Sau khi UBND tỉnh đã ban hành Quyết định về việc phê duyệt Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2021-2025, huyện Thường Xuân có 02 xã, với 121 hộ cần được bố trí tái định cư, trong đó: Tái định cư tập trung 53 hộ tại 01 điểm; Tái định cư liền kề 33 hộ tại 3 điểm; Tái định cư xen ghép 35 hộ tại 10 điểm. Đối với việc tái định cư tập trung tại Khu tập trung Băng Lươm, xã Yên Nhân, hiện địa phương đang triển khai các bước thủ tục chuẩn bị đầu tư.

Thực hiện Dự án 1 về: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Theo rà soát, số hộ thiếu nhà ở trên địa bàn huyện 490 hộ; số hộ chưa có đất ở 765 hộ; số hộ chưa có đất, thiếu đất sản xuất 1007 hộ; số hộ có khó khăn về nước sinh hoạt là 1138 hộ.

Đến nay, huyện đã đầu tư xây dựng 2 công trình nước sạch tập trung (thôn Xương, xã Xuân Thắng và thôn Ngọc Trà, xã Luận Khê), với kinh phí 3 tỷ 998 triệu đồng; hỗ trợ 331 hộ nước sinh hoạt phân tán, với kinh phí 993 triệu đồng; thực hiện hỗ trợ đất ở, đất sản xuất- chuyển đổi nghề đang chờ hướng dẫn của cấp trên.

Được hỗ trợ kinh phí làm nhà ở, anh Lang Thanh Thuận, bản Vịn, xã Bát Mọt đã vay mượn thêm để xây căn nhà khang trang bền vững
Được hỗ trợ kinh phí làm nhà ở, anh Lang Thanh Thuận, bản Vịn, xã Bát Mọt đã vay mượn thêm để xây căn nhà khang trang bền vững

Tại bản Vịn, xã Bát Mọt, có 7 hộ được nhận tiền hỗ trợ sửa chữa và làm mới nhà cửa. Trong đó, có 5 hộ được nhận số tiền làm mới, 2 hộ nhận được số tiền sửa chữa nhà.

Trong căn nhà khang trang mới xây dựng xong, anh Lang Thanh Thuận, bản Vịn phấn khởi chia sẻ: “Là một trong những hộ dân được hỗ trợ nhà ở từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719. Năm 2022, gia đình tôi được hỗ trợ 40 triệu làm nhà, nhờ đó mà gia đình đã có căn nhà mới để an cư, gia đình tôi rất biết ơn”.

Bên cạnh đó, thực hiện Tiểu dự án 1, về Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi ( thuộc Dự án 4) huyện đã ưu tiên đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đến nay nhiều công trình phục vụ cơ sở hạ tầng của huyện được triển khai và đang dần hoàn thiện.

Cụ thể: Năm 2022, tổng nguồn vốn từ dự án của Chương trình 19 tỷ 012 triệu đồng (vốn đầu tư 18.339 triệu đồng và vốn sự nghiệp 673 triệu đồng), huyện đã đầu tư xây dựng 22 công trình; Năm 2023, tổng nguồn vốn là 27 tỷ 439 triệu đồng (vốn đầu tư 25 tỷ 668 triệu đồng và sự nghiệp 1 tỷ 771 triệu đồng), hiện đã có nhiều công trình được khởi công.

Vượt qua thách thức

Đối với huyện miền núi nghèo như Thường Xuân, bắt tay vào thực hiện một chương trình MTQG lớn như Chương trình MTQG 1719 không hề dễ dàng, phải đối mặt với nhiều thách thức.

Huyện có địa bàn rộng, sông suối chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, thiên tai thường xảy ra làm hư hỏng các công trình đầu tư; trình độ phát triển kinh tế- xã hội giữa các vùng không đồng đều, nhất là trình độ, kỹ năng lao động, sự cần cù, nhạy bén trong sản xuất, kinh doanh của người dân còn hạn chế.

Hiện người dân bản Ruộng xã Bát Mọt hàng ngày đi lại vô cùng khó khăn bởi con đường vào bản toàn là sỏi đá và mỗi khi mưa lũ tràn về khiến toàn bản bị chia cắt và cô lập
Người dân bản Ruộng, xã Bát Mọt kỳ vọng vào nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719 để cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông

Việc quán triệt, triển khai, xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ thực hiện các dự án, nội dung thành phần của Chương trình chưa sâu sát, cụ thể; chưa kịp thời kiện toàn Ban chỉ đạo. Ban quản lý xã và việc công nhận Ban phát triển thôn, duy trì hoạt động chưa thường xuyên, hiệu quả đạt được thấp. Còn tình trạng nhận thức của một số cán bộ, công chức và Nhân dân về chương trình còn chưa rõ, ý thức trách nhiệm trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện còn kém, chưa phát huy hết khả năng và nỗ lực của người dân.

Đặc biệt, số lượng các xã ra khỏi đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 861/QĐ-TTg nhiều, các chính sách cho học sinh, bảo hiểm y tế, cán bộ, công chức không còn, cũng đang ảnh hưởng việc học tập, khám điều trị bệnh và đời sống người lao động hưởng lương gặp khó khăn.

Có dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần liên quan đến đối tượng nhiều, có đối tượng lao động trẻ (Tiểu dự án 1 của Dự án 3: Phát triển kinh tế nông, lập nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng; Tiểu dự án 3 của Dự án 5: Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS và miền núi,…), diện tích đất rừng tự nhiên rộng, cơ bản lao động trẻ đi làm tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh...

Đó là những số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 đã được ông Cầm Bá Đứng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân chia sẻ trong quá trình triển khai Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, xác định ý nghĩa, mục đích, những thuận lợi từ việc triển khai Chương trình, với quyết tâm và nỗ lực, những người đứng đầu huyện Thường Xuân, cùng cả hệ thống chính trị đã  bắt tay, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn để thực hiện các dự án, với kỳ vọng, tạo diện mạo mới  nơi thôn, bản và nâng cao đời sống của Nhân dân.

Thường Xuân mong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, giai đoạn 2021 – 2030 sẽ đổi thay diện mạo các thôn bản
Chương trình MTQG về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, giai đoạn 2021 – 2030 sẽ tiếp tục tạo diện mạo mới cho các thôn bản vùng sâu, vùng xa của huyện Thường Xuân

Ông Cầm Bá Đứng chia sẻ, qua quá trình làm, huyện đã rút ra được những bài học kinh nghiệm. Quan trọng nhất phải nắm chắc chủ trương, chính sách, mục tiêu, đối tượng, định mức, các quy định, quy trình thực hiện tại các văn bản đã được các cấp, các ngành ban hành, hướng dẫn để tuyên truyền, phố biến, định hướng chỉ đạo thực hiện. Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho tập thể, cá nhân phụ trách chủ trì; tăng cường phối hợp giải quyết tránh trùng lắp, chồng chéo giữa các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn; đề cao vai trò trách nhiệm, tính chủ động trong đề xuất, tham mưu thực hiện.

"Việc  xây dựng các mô hình, công trình, dự án có tính lan tỏa, hiệu quả sử dụng nguồn vốn cao, bền vững, chất lượng. Việc tổ chức thực hiện phải sát với thực tiễn, phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Trong đó, chú trọng phát huy tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân cùng với kết hợp nguồn lực của nhà nước để phát triển kinh tế nhanh, bền vững", Phó Chủ tịch huyện Cầm Bá Đứng chia sẻ.

Mong rằng, với sự vào cuộc và quyết tâm của cả hệ thống chính trị huyện Thường Xuân, trong thực hiện Chương trình MTQG 1719, sẽ tạo điều kiện, cơ hội để đồng bào các DTTS trên địa bàn thoát nghèo nhanh và bền vững; đồng thời tạo diện mạo mới cho các thôn bản vùng sâu, vùng xa..., góp phần đưa huyện thoát nghèo vào năm 2025.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Ngày 17/5, UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Cư M’gar lần thứ IV - năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn dự và chỉ đạo Đại hội. Tham dự Đại hội còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo huyện và 150 đại biểu chính thức đại diện cho gần 95 nghìn người đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.