Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Triển lãm ảnh “Nơi đàn chim trở về"

Nguyệt Anh - 10:38, 28/04/2022

Từ ngày 29/4 - 3/5/2022, tại thành phố Hội An (Quảng Nam) sẽ diễn ra Triển lãm ảnh “Nơi đàn chim trở về” của nhiếp ảnh gia Võ Rin.


Ảnh của nhiếp ảnh gia Võ Rin
Ảnh của nhiếp ảnh gia Võ Rin

Triển lãm do Chi hội Nghiên cứu và Bảo tồn chim hoang dã Việt Nam phối hợp cùng Chic Chillax Cafe - Bistro & Events tổ chức nhằm giới thiệu những vẻ đẹp tự nhiên đầy màu sắc hấp dẫn của các loài chim hoang dã sống cư trú tại Hội An và Quảng Nam đến với công chúng yêu thiên nhiên trong và ngoài nước.

Không gian triển lãm được sắp đặt ngay trên cánh đồng lúa đang chín vàng đầy thơ mộng tại Chic Chillax - một không gian mở mênh mông trải dài trên cánh đồng Thanh Tây - An Mỹ; đồng thời cũng là nơi sinh sống và di trú của rất nhiều loài chim quý trong tự nhiên.

Triển lãm gồm 40 tác phẩm ảnh nghệ thuật về các loài chim sống trên những cánh đồng lúa, những đầm lầy ngập nước và đặc biệt là các bức ảnh về chim di cư nhằm hưởng ứng Ngày chim di cư thế giới 14/5.

Một tác phẩm ảnh của nhiếp ảnh gia Võ Rin
Một tác phẩm ảnh của nhiếp ảnh gia Võ Rin

Thông qua những tác phẩm ảnh, Triển lãm mong muốn được chia sẻ với những người thưởng tranh các tập tính sinh hoạt, đặc điểm cách kiếm ăn, săn mồi, sinh tồn và nuôi con của các loài chim. Qua đó, giúp mọi người nâng cao nhận thức bảo vệ các loài chim trong tự nhiên khỏi nạn săn bắt; đồng thời, kêu gọi việc giảm thiểu các tác động của con người làm thay đổi sinh cảnh sống của các loài chim.

Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.