Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn của nhà nông

Trồng chè VietGap ở vùng sâu Lâm Đồng

PV - 18:10, 20/03/2018

Kể từ năm 2015 đến nay, trung bình mỗi năm có trên 230 hộ gia đình ở Lâm Đồng thoát nghèo nhờ trồng chè, nhất là ở huyện Bảo Lâm và TP. Bảo Lộc. Tuy nhiên, nhiều mô hình trồng chè cũ đã lạc hậu, năng suất không cao, chè nhanh già cỗi. Chính vì vậy nên nhiều cánh đồng chè trồng theo kiểu VietGap đang giúp các buôn làng ở vùng sâu Lâm Đồng phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.

Người dân vùng sâu Lâm Đồng đã mạnh dạn tiếp nhận kỹ thuật trồng chè VietGap để thoát nghèo. Người dân vùng sâu Lâm Đồng đã mạnh dạn tiếp nhận kỹ thuật trồng chè VietGap để thoát nghèo.

 

Thay đổi thói quen sản xuất

Ông Nguyễn Văn Chung, nông dân sản xuất giỏi của xã Lộc Tân (huyện Bảo Lộc) là người tiên phong trồng chè VietGap cho biết: Trước đây chúng tôi cứ loay hoay đối phó với bệnh tật của chè khi tuổi thọ chè đã già cỗi, có những mùa vụ lại không có người thu mua, năng suất chỉ được 5 tấn chè búp/ha. Vậy nên khi được thông báo triển khai trồng chè VietGap, tôi đã mạnh dạn vận động thêm nhiều hộ đồng bào người DTTS đi tập huấn kỹ thuật sau đó về trồng các giống chè mới xen vào diện tích chè cũ đã già cỗi. Từ cách tưới nước, cách bón phân, cách trừ sâu bệnh… cũng đều áp dụng theo quy trình mới hết. Các cơ quan chức năng và doanh nghiệp đến tận nơi hỗ trợ phân bón, giống. Làm đúng theo kỹ thuật đã tiếp nhận, các giống chè trồng theo kiểu VietGap cho năng suất gấp hai lần trồng theo thói quen cũ.

Với 2ha, vụ chè cuối năm 2017, gia đình ông Chung thu được 25 tấn chè búp, trừ mọi chi phí lợi nhuận hơn 300 triệu đồng.

Ông Ka Ré ở thôn 7, xã Lộc Tân chia sẻ: Là người Cơ-ho, ban đầu chúng tôi bỡ ngỡ lắm nhưng hôm nào cũng được cán bộ kỹ thuật xuống tận nhà, tận rẫy chỉ dẫn nên tham gia thôi. Làm mãi rồi thành quen. Giờ nhiều người Cơ-ho biết cách tưới nước tiết kiệm, cách bón phân vi sinh, cách tỉa cành theo chu kỳ… Làm theo các kỹ thuật này, chi phí rất thấp, lại được hỗ trợ nên thu nhập người dân đạt được rất cao, trung bình trên 150 triệu/ha, gấp đôi trồng chè theo phương thức cũ.

Tạo sự liên kết chặt chẽ

Lợi ích thực tế từ trồng chè VietGap, từ năm 2018, Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng đẩy mạnh triển khai trên hàng loạt cánh đồng chè ở Bảo Lâm, Bảo Lộc. Để người dân yên tâm sản xuất và tích cực tham gia mô hình này thì sự liên kết giữa Doanh nghiệp-Nhà nước và người dân sẽ được thiết lập chặt chẽ.

Luôn đồng hành cùng người dân huyện Bảo Lâm trong việc triển khai trồng chè VietGap, Công ty TNHH TM-SX-XNK Trí Việt khẳng định: Các buôn làng sẽ khang trang hơn, giàu đẹp hơn nhờ năng suất từ mô hình chè VietGap mang lại. Công ty Trí Việt cam kết thu mua giá ổn định cho nông dân đồng thời có thể ứng trước chi phí tiền phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thường xuyên cử cán bộ xuống hướng dẫn bà con thâm canh chè. Sản lượng trung bình của 1ha chè VietGap là 12-14 tấn chè búp tươi. Người dân áp dụng chuẩn kỹ thuật thì sẽ thu lợi gần gấp 3 việc trồng các loại chè thông thường. Hơn nữa, bất kể khâu nào trong quá trình trồng chè VietGap, người dân cũng đều được trang bị bảo hộ lao động ở mức an toàn nhất. Đặc biệt, người trồng chè tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cấm.

Ông Ka Thành và nhiều hộ dân người Cơ-ho khác ở thôn 12, xã Đạm Bri (Bảo Lộc) tự tin cho biết: Đã có Nhà nước và doanh nghiệp ở bên rồi thì không còn phải lấn bấn lo nghĩ nữa. Trong tháng 4/2018 này, chúng tôi sẽ đăng ký đi học các lớp kỹ thuật trồng chè VietGap và tham gia mô hình này. Nhiều gia đình tham gia đã thoát nghèo rồi, không còn cảnh thâu đêm canh chè sau thu hoạch nữa. Vậy thì người Cơ-ho mình cũng phải tham gia thôi.

VĂN MỸ NGA

Tin cùng chuyên mục
Các biện pháp phòng bệnh cho cá thời điểm giao mùa

Các biện pháp phòng bệnh cho cá thời điểm giao mùa

Trong thời điểm giao mùa thời tiết diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến môi trường nước trong ao nuôi. Việc thay đổi thời tiết cũng tạo sự thuận lợi cho mầm bệnh trên cá phát triển rất nhanh, chủ yếu là các bệnh về ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn, vi rút... Để giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt trong giai đoạn này, bà con cần thực hiện một số biện pháp sau.