Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn của nhà nông

Trồng dứa trên đất dốc đem lại lợi nhuận lớn cho nông dân

PV - 15:58, 17/04/2018

Khoảng 5 năm trở lại đây, cây dứa được nông dân huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên trồng trên diện tích hơn 60ha, tại các xã: Sa Lông, Na Sang, Mường Mươn… Quả dứa đã trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ đồng bào dân tộc Mông, Thái nơi đây.

Hiện nay dứa đã trở thành cây trồng chủ lực giúp người dân xã Na Sang, huyện Mường Chà xóa đói giảm nghèo. Hiện nay dứa đã trở thành cây trồng chủ lực giúp người dân xã Na Sang,huyện Mường Chà xóa đói giảm nghèo.

 

Trung bình 1ha dứa cho thu nhập trên 110 triệu đồng, sau khi trừ chi phí giống, phân bón, công lao động, còn lãi 80-90 triệu đồng/năm.

Chị Giàng Thị Dung, một trong những hộ tiên phong trồng hơn 24 nghìn gốc dứa, ở bản Háng Lìa, xã Sa Lông, cho biết: “Vợ chồng tôi còn trẻ nên chịu khó làm ăn. Nhưng làm mãi vẫn chẳng đủ no, vì đất nương vừa dốc vừa bạc màu, cái bắp ngô bé, cái bông lúa ngắn và lép.

Năm 2012, thấy người ta bảo trồng dứa cho thu nhập cao hơn, nên chúng tôi đi ra tận chợ hỏi giá dứa, đi hỏi giá cây giống và học cách chăm sóc. Thấy cũng không khó lắm, nên vợ chồng tôi bàn nhau vay vốn trồng thử hơn 3.000 gốc, ai ngờ ngay từ vụ đầu đã lãi mấy chục triệu đồng. Bây giờ với hơn 24 nghìn gốc dứa, mỗi năm tôi thu lãi hơn 100 triệu đồng. Bản này có gần 30 hộ nhưng bây giờ nhà nào cũng trồng dứa…"

Sau nhiều năm phát triển, cây dứa phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Mường Chà. Dứa không chỉ cho quả to mà còn có mùi thơm, vị ngọt hơn nhiều nơi khác, được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhiều tư thương ở tận Lào Cai, Yên Bái, Hà Nội… đã cất công vượt quãng đường 300-500km để đến Mường Chà thu gom dứa quả về bán.

Anh Trần Văn Toản, tư thương chuyên mua dứa, đến từ TP. Yên Bái (Yên Bái), cho biết: “Dứa Mường Chà ăn có vị thơm, ngon, ngọt hơn so với các vùng Lào Cai, Yên Bái. Đặc biệt, dứa ở đây được bà con để chín tự nhiên trên nương chứ không hề thu hoạch sớm hoặc phun thuốc kích thích nên rất an toàn”.

Có mặt tại “vựa dứa” xã Na Sang, huyện Mường Chà, qua câu chuyện, anh Giàng A Chía, bản Na Sang, xã Na Sang cho biết: Trước đây, 6 miệng ăn trong nhà chỉ trông chờ vào hơn 1ha đất trồng ngô, lúa nương, nên năm nào cũng phải nhờ Nhà nước hỗ trợ. Nhưng 5 năm phát triển cây dứa thì 3 năm nay nhà tôi đã thoát nghèo. Trung bình mỗi năm tôi thu nhập trên 100 triệu đồng.

“Bây giờ dân Na Sang còn biết cách trồng dứa chín lệch mùa để phục vụ nhu cầu của khách trong dịp Tết Nguyên đán, hay các ngày rằm, ngày lễ, nhu cầu hằng ngày của các quán ăn. Bình thường, mỗi quả dứa chín tôi bán 10.000 đồng, còn dứa xanh được các nhà hàng mua về làm thực phẩm thì giá cao hơn. Cây dứa là cây xóa nghèo – làm giàu cho xã mình đấy”, anh Giàng A Chía cho biết thêm.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Minh Phú, Chủ tịch UBND huyện Mường Chà, cho biết: Từ 4-5ha vào năm 2012, đến nay diện tích dứa cho thu hoạch ở Mường Chà đã lên đến trên 60ha. Năng suất trung bình 30 tấn/ha, thu nhập khoảng 80 - 100 triệu đồng/ha.

Cây dứa phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa bàn huyện Mường Chà, chất lượng dứa rất tốt, được thị trường ưa chuộng. Thu nhập từ cây dứa cao hơn hẳn so với các cây trồng khác, như ngô, lúa. Người dân tuân thủ tốt quy trình trồng cây dứa, đảm bảo nguồn dứa sạch, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Huyện cũng quan tâm chỉ đạo bà con phát triển cây dứa phù hợp với quy hoạch.

VŨ LỢI

Tin cùng chuyên mục
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, sức đề kháng của gà giảm nên dễ mắc phải các bệnh phổ biến do sự thay đổi về thời tiết và môi trường. Bà con cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh. Để việc nuôi đạt được hiệu quả tối ưu trong chăn nuôi mời bà con tham khảo hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa sau đây.