Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Trường Đại học Việt- Nhật sẽ phát triển xứng tầm trong tương lai

PV - 20:18, 15/12/2017

Ông Phạm Minh Chính tiếp ông Tsutomu Takebe, thành viên nhóm khởi xướng ý tưởng thành lập trường Đại học Việt-Nhật.

Vừa qua, tại nhà Quốc hội, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị Việt - Nhật đã tiếp thân mật Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt Tsutomo Takebe đang có chuyến thăm và làm việc tại nước ta.

Toan_vpn_TuyOn_b__T_m_nh_n__NHVF_DYAG

Tại buổi tiếp, ông Phạm Minh Chính đánh giá cao vai trò, sự ủng hộ chính trị quan trọng và đóng góp nổi bật của Cố vấn đặc biệt Tsutomu Takebe trong hơn 20 năm qua cho quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản nói chung và hai Nhóm Nghị sĩ hữu nghị của Quốc hội hai nước nói riêng.

Bày tỏ cảm ơn ông Tsutomu Takebe là thành viên tích cực trong nhóm khởi xướng ý tưởng thành lập trường Đại học Việt- Nhật và luôn tích cực hỗ trợ các hoạt động của trường, ông Phạm Minh Chính tin tưởng, với ảnh hưởng và tâm huyết của ông Tsutomu Takebe và quyết tâm của hai bên, trường Đại học Việt- Nhật sẽ phát triển xứng tầm trong tương lai.

Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam Tsutomo Takebe khẳng định, trên cương vị của mình sẽ tiếp tục góp phần củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước nói chung, giữa Quốc hội hai nước nói riêng. Đặc biệt, với vai trò là thành viên tích cực trong Nhóm khởi xướng ý tưởng thành lập trường Đại học Việt – Nhật, ông Tsutomo Takebe mong muốn, trường Đại học Việt – Nhật sẽ tiếp tục phát triển theo hướng chú trọng đào tạo nguồn lực trong lĩnh vực khoa học công nghệ kỹ thuật cao; đẩy mạnh, tăng cường kết nối với các Đại học hàng đầu của Nhật Bản để chuyển giao các chương trình đào tạo chất lượng cao về Việt Nam./.

Theo vov.vn

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.