Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Trường PTDTNT THCS Bảo Lâm, Lâm Đồng: Hướng đến mô hình trường học gắn với thực tiễn

PV - 14:49, 16/07/2019

Mô hình trường học gắn với thực tiễn đang được nhiều trường học trên cả nước hướng đến, nhằm tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm thực tế lao động sản xuất, tạo môi trường, không khí học tập thân thiện, thoải mái, giúp học sinh hứng thú và phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Tại Trường PTDTNT THCS Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, mô hình này đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, gắn với thực tiễn địa phương.

Các em học sinh được trải nghiệm thực tiễn sản xuất kinh doanh rau sạch. Các em học sinh được trải nghiệm thực tiễn sản xuất kinh doanh rau sạch.

Thầy giáo Phạm Trường Lâm, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Để triển khai mô hình trường học gắn với thực tiễn, nhà trường đã đổi mới phương pháp dạy và học, chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, đầu tư, chăm sóc cảnh quan luôn bảo đảm xanh-sạch-đẹp. Tổ chức các đợt thăm quan trải nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp của địa phương cho từng khối lớp, giúp học sinh nắm được quy trình trồng, chăm sóc, lựa chọn rau sạch, giúp các em học sinh biết yêu quý công sức người lao động, mang lại hiệu quả giáo dục cao.

Nhà trường đã dành khoảng 2.000m2 đất dành cho học sinh trồng cây tăng gia phát triển sản xuất. Trong đó có 1.600m2 đất để trồng cây lâm nghiệp phục vụ việc đào tạo hướng nghiệp dạy nghề cho các em học sinh; 400m2 đất để cho các em học sinh trải nghiệm thực tiễn sản xuất kinh doanh trồng rau.

Đáng chú ý là diện tích đất trồng rau đã được các em học sinh triển khai trồng rau sạch rất hiệu quả. Sản phẩm rau sạch được bán cho bếp ăn của nhà trường, cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng/năm. Số tiền này được chia đều cho học sinh cho 8 lớp trong toàn trường để làm quỹ hoạt động của lớp, đã tạo cho các em học sinh tinh thần hứng thú, tích cực lao động sản xuất.

Em Bùi Thị Thúy, học sinh lớp 8A vui vẻ khoe: “Phương pháp dạy và học gắn với thực tiễn cuộc sống đã giúp chúng em có những trải nghiệm thú vị, tạo môi trường, không khí học tập thân thiện, thoải mái, giúp chúng em đạt thành tích cao hơn trong học tập”.

Bên cạnh công tác giáo dục trải nghiệm, nhà trường luôn coi trọng không gian học, đọc sách nâng cao kiến thức của các em. Ngoài phòng thư viện đọc sách, nhà trường còn nghiên cứu tổ chức không gian đọc sách ngoài trời thân thiện, thoáng mát, trang bị bàn ghế đọc sách, tủ sách với hơn 1.000 đầu sách các loại. Thư viện ngoài trời mở cửa cả những ngày nghỉ và ngoài giờ học để các em có thể đến đọc sách bất kỳ lúc nào. Cùng với đó, trường thường xuyên tổ chức ngày đọc sách, tuần lễ đọc sách, hội thi trang trí gian hàng sách, tuyên dương, khích lệ kịp thời những học sinh đến với thư viện đọc sách nhiều nhất...

Ban Giám hiệu nhà trường cũng chỉ đạo triển khai các chuyên đề: “Giáo dục giới tính, sức khỏe vị thành niên”, “Kỹ năng giao tiếp-sinh hoạt cộng đồng”, “Phòng chống bạo lực học đường…”, “Phòng chống đuối nước”... nhằm nâng cao kỹ năng sống cho học sinh. Năm học vừa qua, trường đã phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Bảo Lâm dạy nghề làm vườn cho 64 học sinh khối 8, tỷ lệ 100% học sinh tham gia.

Với những phương pháp đổi mới sáng tạo trong công tác giảng dạy gắn với thực tiễn của Trường PTDTNT THCS Bảo Lâm giúp các em học sinh được thực hành, nghiên cứu và trải nghiệm nhiều công việc ở các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Từng bước tiếp cận Chương trình giáo dục phổ thông mới và định hướng nghề nghiệp, góp phần đạt hiệu quả cao học tập. Năm học 2018-2019, Trường PTDTNT THCS Bảo Lâm đạt tỷ lệ học sinh giỏi 6,8 %; tỷ lệ khá đạt 64,6 %; Trung bình đạt 28,7 %, không có học sinh yếu, kém.

THÚY HỒNG

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.