Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Trường PTDTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều hoạt động hỗ trợ học sinh

Hải Đăng - 17:55, 06/10/2021

Tạo điều kiện cho các em học sinh nghèo được mượn sách giáo khoa (SGK) của nhà trường, tặng thiết bị học tập, triển khai vận động hỗ trợ điện thoại thông minh nhằm giúp các em có hoàn cảnh khó khăn bảo đảm việc học trực tuyến... là những việc làm thiết thực của Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hỗ trợ học sinh trong mùa dịch.

Thầy giáo Trường PTDTNT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trao điện thoại thông minh cho học sinh
Thầy giáo Trường PTDTNT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trao điện thoại thông minh cho học sinh

Nhờ có điện thoại thông minh do nhà trường và thầy cô giáo vận động nhà hảo tâm trao tặng, gần 1 tháng qua, em Dương Thị Thu Hiền, học sinh lớp 9A2, Trường PTDTNT tỉnh (nhà ở thôn Tân Hiệp, xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức) hăng say học tập.  Ngoài giờ học, Hiền tranh thủ tham khảo thêm các kiến thức trong sách giáo khoa (SGK) điện tử.

Niềm vui nối tiếp niềm vui khi giáo viên trong trường mang đến tận nhà cho em mượn bộ SGK lớp 9. “Phải nhìn vào màn hình điện thoại học liên tục nên mắt em rất mỏi. Nhờ có SGK, em chủ động hơn trong việc xem bài trước khi vào lớp, làm thêm bài tập để nâng cao kiến thức. Em cảm ơn nhà trường, cảm ơn các thầy cô giáo và nhà hảo tâm luôn hỗ trợ, giúp đỡ em trong học tập”, em Hiền xúc động nói.

Tương tự, em Lầu Mỹ Hiền (xã Xà Bang, huyện Châu Đức), học sinh lớp 11A2 - Trường PTDTNT cũng được thầy cô giáo không quản ngại đường xa đưa sách đến tận nhà giúp việc học tập của em được tốt hơn. “Khi có SGK, việc học online trở nên hiệu quả hơn”, Mỹ Hiền bộc bạch.

Thầy Đào Văn Phước, Phó Hiệu trưởng Trường PTDTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, năm học 2021-2022, nhà trường có 400 học sinh, trong đó hơn 50 học sinh chưa có thiết bị học tập. Do vậy, nhà trường kêu gọi nhà hảo tâm trao tặng điện thoại, máy tính để các em học trực tuyến, đồng thời vận động phụ huynh quan tâm, tạo điều kiện cho con em mình tham gia học tập. Đến nay, 100% học sinh của trường đã cơ bản có thiết bị để học trực tuyến.

Ông Đào Văn Dương, Bí thư Chi bộ thôn Lồ Ồ (xã Đá Bạc, huyện Châu Đức) tiếp nhận SGK từ giáo viên Trường PTDTNT và chuyển đến tận tay các em học sinh dân tộc Châu Ro trong thôn
Ông Đào Văn Dương, Bí thư Chi bộ thôn Lồ Ồ (xã Đá Bạc, huyện Châu Đức) tiếp nhận SGK từ giáo viên Trường PTDTNT và chuyển đến tận tay các em học sinh dân tộc Châu Ro trong thôn

Còn về việc tạo điều kiện cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn mượn SGK thì năm nào nhà trường cũng triển khai thực hiện. Những năm chưa có dịch Covid-19, kết thúc năm học là các em học sinh mang SGK cũ đến trường trả và tiếp tục nhận SGK lớp mới để chuẩn bị cho năm học sau. Năm học 2021-2022, do yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội để phòng dịch, các em không đi lại được nên nhà trường đã bố trí giáo viên đưa sách đến từng nhà cho học sinh.

Tiếp nhận 39 bộ SGK của Trường PTDTNT để trao cho học sinh dân tộc Châu Ro tại thôn Lồ Ồ (xã Đá Bạc), ông Đào Văn Dương, Bí thư Chi bộ thôn phấn khởi nói: “Cùng chung tay với các thầy cô giáo trong việc mang SGK đến từng nhà cho học sinh, các cháu được nhận sách đều rất phấn khởi. Đây là một việc làm rất nhân văn, ý nghĩa của nhà trường”.

Bên cạnh hoạt động hỗ trợ mang SGK đến nhà, vận động tặng thiết bị học tập, Trường PTDTNT tỉnh đang lên danh sách tặng học bổng, may đồng phục và nhiều hoạt động thiết thực khác để giúp các em học sinh yên tâm học tập.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.