Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Truyền dạy kỹ thuật làm gốm Chăm truyền thống tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận

Sông Lam - 20:05, 06/11/2023

Triển khai thực hiện Dự án 6 Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719 giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận phối hợp UBND xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình tổ chức Lớp truyền dạy kỹ thuật làm gốm truyền thống cho các học viên người Chăm.

Các nghệ nhân làng Bình Đức hướng dẫn học viên làm gốm
Các nghệ nhân làng Bình Đức hướng dẫn học viên làm gốm

Tham gia lớp truyền dạy, hướng dẫn nghề cho 35 học viên có Nghệ nhân ưu tú Đơn Thị Hiệu và 5 nghệ nhân tại thôn Bình Đức. Lớp học diễn ra từ ngày 1 - 4/11/2023, trong đó học viên được thực hành nghề trực tiếp và đi trải nghiệm, học tập kỹ thuật làm gốm mỹ nghệ tại làng gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận).

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc) ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp vào ngày 29/11/2022.

Ông Trần Xuân Phong, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Thuận cho biết: Làng nghề gốm BìnhĐức là làng nghề thủ công truyền thống độc đáo, riêng biệt mang đậm bản sắc vănhóa của cộng đồng người Chăm. Tuy nhiên, những khó khăn của nghề gốm trong cơchế thị trường đã tác động, làm cho những người thợ trẻ giảm đi lòng đam mê,yêu nghề, thiếu tính cần cù, chịu khó học hỏi để tiếp thu bí quyết, kinh nghiệmnghề nghiệp do các nghệ nhân cao tuổi truyền dạy. 

Vì thế, lớp truyền dạy kỹ thuật làm gốm truyền thống là cần thiết, tạo cơ hội để gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề làm gốm mãi trường tồn, tránh nguy cơ bị mai một, biến thể hoặc mất dần theo thời gian.

Tin cùng chuyên mục
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các Chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.