Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Bình Thuận: Xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy Lễ hội Katê

T.Nhân - 20:49, 25/10/2023

Katê là một lễ hội độc đáo, phục vụ sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn, góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Vì thế, UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huy Lễ hội Katê của người Chăm phục vụ phát triển du lịch.

Bình Thuận có hơn 40.000 người Chăm sinh sống. Đồng bào Chăm luôn ý thức giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có nét văn hóa độc đáo của Lễ hội Katê. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của đồng bào Chăm, từ lâu, Lễ hội Katê là dịp để Bình Thuận thu hút khách tham quan, du lịch và trở thành sân chơi của người dân địa phương, nhất là các hoạt động trong phần hội.

Lễ hội Katê hàng năm diễn ra từ cuối tháng 6 và kéo dài đến giữa tháng 7 Chăm lịch (khoảng tháng 9, tháng 10 dương lịch) tại các đền, tháp. Lễ hội Katê diễn ra trong 2 ngày, ngày cuối cùng của tháng 6 và ngày đầu tiên của tháng 7 Chăm lịch.

Tỉnh Bình Thuận tập trung bảo tồn và phát huy Lễ hội Katê của người Chăm phục vụ phát triển du lịch
Tỉnh Bình Thuận tập trung bảo tồn và phát huy Lễ hội Katê của người Chăm phục vụ phát triển du lịch

Lễ hội Katê là 1 trong 5 lễ hội đặc sắc của tỉnh Bình Thuận được đưa vào Danh mục các lễ hội tiêu biểu của địa phương cần bảo tồn và phát huy giá trị phục vụ phát triển du lịch. Ngày 4/4/2022, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 776/QĐ-VHTTDL đưa Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đề án triển khai bảo tồn và phát huy bền vững giá trị văn hóa dân gian đặc sắc của Lễ hội Katê nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng người Chăm; đồng thời hướng đến đưa Lễ hội Katê trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn có sức thu hút người dân, du khách trong và ngoài nước.

Để bảo tồn và phát huy bền vững giá trị văn hóa dân gian đặc sắc của Lễ hội Katê, thời gian tới, tỉnh Bình Thuận tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành chức năng trong công tác quản lý, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội.

Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về ý nghĩa, giá trị và nét đặc sắc của Lễ hội, địa phương tăng cường nguồn lực đầu tư của Nhà nước, huy động các nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ cho các hoạt động tu bổ, tôn tạo các đền, tháp và cải tạo môi trường cảnh quan, không gian các đền, tháp, nhà làng bảo đảm xanh, sạch, đẹp… Đây cũng là một trong những mục tiêu của tỉnh Bình Thuận nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.