Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Truyền thống hiếu học luôn được giữ gìn và lan tỏa

PV - 14:14, 05/03/2018

Đã trở thành truyền thống, cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, nhiều gia đình, dòng họ, khu dân cư trên khắp các vùng miền lại háo hức, sôi nổi với phong trào Tết khuyến học. Đây là dịp để tôn vinh truyền thống hiếu học và kỳ vọng về một năm mới với nhiều thành công mới.

Hàng chục tỷ đồng tiền học bổng đã được trao cho học sinh sinh viên nghèo vượt khó trong các chương trình Tết khuyến học. Hàng chục tỷ đồng tiền học bổng đã được trao cho học sinh sinh viên nghèo vượt khó trong các chương trình Tết khuyến học.

 

Thúc đẩy phong trào khuyến học

Năm nào cũng vậy, ngày mùng 2 Tết, tại nhà ông Nguyễn Vương (TP. Hưng Yên, Hưng Yên), con cháu lại tề tựu đông đủ để chúc Tết đầu năm và đặc biệt, để báo cáo thành tích học tập, làm việc trong một năm qua.

Ông Nguyễn Vương năm nay đã ngoài 80 tuổi, từ khi nghỉ hưu ông đã xây dựng quỹ khuyến học gia đình, ông trích từ lương hưu hằng tháng để tặng quà cho các cháu chắt có thành tích học tập, công tác tốt.

Ông có tất cả 8 người cháu nội và ngoại, nhiều cháu đã lập gia đình và ông đã có chắt. Nhưng không năm nào, ông quên dành phần quà đặc biệt “mừng tuổi” cho các cháu.

Tết khuyến học không chỉ là hoạt động của riêng gia đình ông Nguyễn Vương mà đây là hoạt động của nhiều gia đình, dòng họ vào dịp đầu Xuân.

Ông Lê Ba, 68 tuổi ở Xuân Lai, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) đã có 8 năm tham gia vào công tác khuyến học, khuyến tài của dòng họ, thôn làng. Hằng ngày, ông miệt mài đi tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, mạnh thường quân đóng góp vào quỹ khuyến học, khuyến tài để giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Ông tham mưu cho Ban Khuyến học dòng họ, hằng năm tổ chức phát động xây dựng quỹ khuyến học vào ngày giỗ Tổ 20 tháng Giêng âm lịch, mức huy động vừa phải để mọi người cùng tham gia. Mỗi người chỉ đóng góp 5.000 đồng cho quỹ khuyến học, còn lại phát động con em thành đạt trong họ ủng hộ quỹ.

Với cách làm này, mỗi năm, dòng họ Lê Văn của ông có quỹ khuyến học từ 20-30 triệu đồng, dành để thưởng cho con em trong họ có thành tích trong học tập. Bình quân mỗi năm, dòng họ trao thưởng cho 120 cháu có thành tích, tuy giá trị phần thưởng không nhiều nhưng có giá trị nhân văn rất lớn.

Lan tỏa trong cộng đồng, xã hội

Tại Thanh Hóa, Tết khuyến học được tổ chức hằng năm đã trở thành nét đẹp văn hóa góp phần động viên, khích lệ học sinh, sinh viên khá giỏi, đạo đức tốt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; vinh danh những người con thành đạt có tấm lòng hảo tâm đối với quê nhà.

Tết khuyến học xứ Thanh được tổ chức sâu rộng ở nhiều huyện, thị, thành phố, hướng đến mục tiêu đẩy mạnh hơn nữa phong trào khuyến học, khuyến tài toàn tỉnh, kêu gọi toàn xã hội, đặc biệt là những người con Thanh Hóa đang công tác tại khắp mọi miền Tổ quốc và kiều bào đang sinh sống tại nước ngoài chăm lo cho sự nghiệp khuyến học, khuyến tài.

Năm 2008, doanh nhân Doãn Tới, Tổng Giám đốc Tập đoàn Xuất khẩu Thủy sản Nam Việt đã dành 1 triệu USD xây dựng quỹ khuyến học mang tên ông tại Thanh Hóa. Sau 10 năm thành lập và đi vào hoạt động, ban điều hành quỹ đã trao học bổng cho hàng chục nghìn học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, học giỏi.

Cùng với đó, năm 2015, Quỹ khuyến học khuyến tài Lê Khả Phiêu do nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu sáng lập chính thức đi vào hoạt động, với số tiền ban đầu 5 tỷ đồng đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho nhiều học sinh, sinh viên nghèo trong toàn tỉnh thực hiện ước mơ đến trường.

Tại Nghệ An, năm 2018 là năm thứ 15, tỉnh tổ chức phong trào Tết khuyến học. Tết khuyến học Nghệ An được phát động từ Rằm tháng chạp năm Đinh Dậu đến Rằm tháng Giêng năm Mậu Tuất 2018 với nhiều hoạt động ý nghĩa như vận động xây dựng, phát triển các loại hình Quỹ khuyến học, trao thưởng khuyến học cho học sinh, sinh viên có thành tích học tập và rèn luyện tốt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn...

Phong trào Tết khuyến học đã góp phần tạo nên động lực để mỗi học sinh, sinh viên, mỗi gia đình, dòng họ ở khắp các vùng, miền trên cả nước viết tiếp trang sử về truyền thống hiếu học của con người Việt Nam.

VIỆT HÀ

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.