Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sức khỏe

Từ 1/6/2025 Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ thực hiện cấp mới thẻ bảo hiểm y tế giấy cho những trường hợp nào?

Minh Nhật - 11:20, 01/04/2025

Từ ngày 1/6, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ thực hiện cấp mới thẻ bảo hiểm y tế giấy đối với các trường hợp không thể cài đặt VssID, VNeID và không có căn cước công dân có gắn chip. Đối với việc đi khám, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế có thể sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng bảo hiểm xã hội số (VssID), ứng dụng định danh điện tử (VneID) hoặc căn cước công dân có gắn chip thay cho thẻ bảo hiểm y tế bản giấy.

Bảo hiểm xã hội sẽ chỉ thực hiện cấp mới thẻ bảo hiểm y tế giấy đối với các trường hợp không thể cài đặt VssID, VneID và không có căn cước công dân có gắn chip
Bảo hiểm xã hội sẽ chỉ thực hiện cấp mới thẻ bảo hiểm y tế giấy đối với các trường hợp không thể cài đặt VssID, VneID và không có căn cước công dân có gắn chip

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, các đơn vị đi vào hoạt động theo mô hình mới, để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Bảo hiểm xã hội các khu vực và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố tiếp tục sử dụng phôi thẻ bảo hiểm y tế cũ đến hết ngày 31/5/2025. 

Từ ngày 1/6/2025, đối với các trường hợp đề nghị cấp lại, cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế, cán bộ Bảo hiểm xã hội sẽ trực tiếp hướng dẫn người tham gia cài đặt ứng dụng VssID, VneID và hướng dẫn sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID, VneID; căn cước công dân có gắn chip để đi khám, chữa bệnh thay cho thẻ bảo hiểm y tế bản giấy. Bảo hiểm xã hội sẽ chỉ thực hiện cấp mới thẻ bảo hiểm y tế giấy đối với các trường hợp không thể cài đặt VssID, VneID và không có căn cước công dân có gắn chip.

Những thay đổi trên nhằm tránh gián đoạn trong thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị, tránh phát sinh thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân khi đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Hiện Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chủ động triển khai việc sắp xếp tổ chức bộ máy của toàn hệ thống, trong đó tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở Trung ương đã thực hiện từ ngày 1/3/2025; tại 35 Bảo hiểm xã hội khu vực và 350 Bảo hiểm xã hội cấp huyện dự kiến đi vào hoạt động từ ngày 1/4/2025.

Để đảm bảo về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và việc bố trí sắp xếp nhân sự từ Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về Bảo hiểm xã hội khu vực nhằm tránh gián đoạn, đứt quãng trong thực hiện nhiệm vụ phục vụ đơn vị sử dụng lao động, người lao động, Nhân dân; đảm bảo hiệu lực, hiệu quả tổ chức bộ máy mới sau sắp xếp, trước khi triển khai toàn quốc, Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu tổ chức hoạt động theo bộ máy mới, từ thời điểm 1/4 đối với 10 Bảo hiểm xã hội khu vực đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu.

Cụ thể là Bảo hiểm xã hội khu vực I (Hà Nội), Bảo hiểm xã hội khu vực IV (Bình Dương), Bảo hiểm xã hội khu vực VI (Thanh Hóa), Bảo hiểm xã hội khu vực VII (Nghệ An), Bảo hiểm xã hội khu vực X (Thái Nguyên - Bắc Kạn), Bảo hiểm xã hội khu vực XI (Bắc Giang - Bắc Ninh), Bảo hiểm xã hội khu vực XVII (Yên Bái - Lào Cai), Bảo hiểm xã hội khu vực XIX (Hà Giang - Tuyên Quang), Bảo hiểm xã hội khu vực XXII (Đà Nẵng - Quảng Nam), Bảo hiểm xã hội khu vực XXXII (Cà Mau - Bạc Liêu).

25 Bảo hiểm xã hội khu vực còn lại triển khai hoạt động theo cơ cấu mới từ ngày 1/6, gồm: Bảo hiểm xã hội khu vực II (Thành phố Hồ Chí Minh), khu vực III (Cần Thơ), khu vực V (Đồng Nai), khu vực VIII (Hải Phòng - Thái Bình), khu vực IX (Lạng Sơn - Cao Bằng), khu vực XII (Hải Dương - Quảng Ninh), khu vực XIII (Nam Định - Ninh Bình), khu vực XIV (Hưng Yên - Hà Nam), khu vực XV (Sơn La - Hòa Bình), khu vực XVI (Điện Biên - Lai Châu), khu vực XVIII (Phú Thọ - Vĩnh Phúc), khu vực XX (Hà Tĩnh - Quảng Bình), khu vực XXI (Huế - Quảng Trị), khu vực XXIII (Bình Định - Quảng Ngãi), khu vực XXIV (Khánh Hòa - Phú Yên), khu vực XXV (Đắk Lắk - Đắk Nông), khu vực XXVI (Gia Lai - Kon Tum), khu vực XXVII (Lâm Đồng - Ninh Thuận), khu vực XXVIII (Bà Rịa - Vũng Tàu - Bình Thuận), khu vực XXIX (Tây Ninh - Bình Phước), khu vực XXX (An Giang - Đồng Tháp), khu vực XXXI (Kiên Giang - Hậu Giang), khu vực XXXIII (Sóc Trăng - Trà Vinh), khu vực XXXIV (Long An - Tiền Giang) và khu vực XXXV (Bến Tre - Vĩnh Long).

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng yêu cầu, các đơn vị giữ ổn định nhân sự hiện tại đến khi có hướng dẫn mới; nhằm đảm bảo tính hiệu quả và không đứt quãng hoạt động khi chuyển sang mô hình mới.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Thời gian gần qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng nhanh. Để tăng tỷ lệ miễn dịch, giám sát sịch sởi trong cộng đồng, tỉnh Đắk Lắk đang tập trung nhiều giải pháp phòng, chống dịch và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho người dân. Điều đáng nói, phần lớn các ca mắc bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin phòng sởi.