Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sức khỏe

Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Hoàng Thùy - 11:24, 31/03/2025

Thời gian gần qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng nhanh. Để tăng tỷ lệ miễn dịch, giám sát sịch sởi trong cộng đồng, tỉnh Đắk Lắk đang tập trung nhiều giải pháp phòng, chống dịch và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho người dân. Điều đáng nói, phần lớn các ca mắc bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin phòng sởi.

Số ca mắc sởi tiếp tục tăng nhanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Số ca mắc sởi tiếp tục tăng nhanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, năm 2024, toàn tỉnh ghi nhận 898 trường hợp mắc sởi, 31 trường hợp mắc rubella và không có trường hợp tử vong. Số ca mắc tăng đột biến so với năm 2023. 

Từ đầu năm 2025 đến nay, dịch bệnh sởi tiếp tục diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, chưa đầy 3 tháng, toàn tỉnh ghi nhận 207 trường hợp mắc sởi, tập trung chủ yếu ở các huyện Buôn Đôn, Krông Pắk, M’Đrắk và Ea Súp. Số trường hợp bệnh sởi/rubella năm 2024 và 3 tháng năm 2025 tập trung chủ yếu ở nhóm từ 1-4 tuổi (hơn 30%). Nhóm trên 15 tuổi mắc bệnh thấp nhất.

Điều đáng nói, phần lớn các ca mắc bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin phòng sởi. Cụ thể, có đến hơn 74% số ca mắc bệnh sởi/rubella năm 2024 và 80% số ca mắc trong 3 tháng đầu năm 2025 chưa được tiêm vắc xin phòng sởi.

Trong 2 tháng đầu năm 2025, ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk đã tiêm bù, tiêm vét vắc xin phòng sởi cho 540 trường hợp, vắc xin sởi-rubella cho 942 trường hợp.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thịnh, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết: Từ đầu năm 2025 đến nay, bệnh viện đã thu dung và điều trị 274 trường hợp. Trong đó, có 178 trường hợp nhi và 96 trường hợp người lớn (từ 16-24 tuổi). Đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên còn nhiều bệnh nhân đang điều trị, trong đó có những ca bệnh phải thở ô-xi, vào viện trong tình trạng bị viêm phổi nặng và rất nặng. Bệnh viện đã chuẩn bị thuốc men, cơ sở vật chất đầy đủ và triển khai nhiều phương pháp điều trị, nhưng khó khăn lớn nhất của bệnh viện là việc xét nghiệm.

Trước tình hình trên, ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk đã duy trì hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại tất cả các tuyến điều trị, phòng khám trên địa bàn toàn tỉnh. Khi có những trường hợp nghi ngờ tiến hành điều tra yếu tố dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm khẳng định chẩn đoán, phản hồi ca bệnh, theo dõi và thực hiện báo cáo tất cả các trường hợp bệnh theo quy định.

Triển khai các biện pháp đáp ứng phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường bằng hóa chất CloraminB 0,5% tất cả các nhà bệnh nhân và khu vực xung quanh nhà bệnh nhân, tối thiểu bán kính 200m. Hướng dẫn gia đình bệnh nhân khử khuẩn đồ chơi, dụng cụ ăn uống, nơi sinh hoạt của trẻ… và truyền thông trực tiếp công tác phòng chống bệnh sởi khu vực xung quanh nhà bệnh nhân…

Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng dịch bệnh sởi để tăng tỷ lệ miễn dịch cộng đồng
Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng dịch bệnh sởi để tăng tỷ lệ miễn dịch cộng đồng

Để ứng phó với dịch bệnh sởi, mới đây, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 24/3/2025 về triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh năm 2025. Nhằm mục đích tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, chủ động phòng chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong công tác giám sát phòng, chống, chẩn đoán, điều trị, truyền thông về bệnh sởi, rubella và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch tiêm vắc-xin phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn toàn tỉnh đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ và đạt chỉ tiêu đề ra. Bố trí đầy đủ nhân lực, trang thiết bị cho việc thực hiện chiến dịch. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích, lợi ích của tiêm chủng vắc-xin sởi, sởi - rubella và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh hữu hiệu nhất...

Theo ông Hoàng Hải Phúc, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, ngành Y tế Đắk Lắk cần khoảng gần 60 nghìn liều vắc xin phòng bệnh sởi, nhưng đến ngày 24/3, mới nhận hơn một nửa số lượng vắc xin cần dùng gồm 11.000 liều vắc xin sởi, 25.000 liều vắc xin sởi-rubella. Với số lượng vắc xin bằng một nửa nhu cầu, ngành Y tế Đắk Lắk gặp khó khăn trong việc hoàn thành việc tiêm chủng trong tháng 3 theo yêu cầu của Bộ Y tế.

Tin cùng chuyên mục
Từ 1/6/2025 Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ thực hiện cấp mới thẻ bảo hiểm y tế giấy cho những trường hợp nào?

Từ 1/6/2025 Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ thực hiện cấp mới thẻ bảo hiểm y tế giấy cho những trường hợp nào?

Từ ngày 1/6, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ thực hiện cấp mới thẻ bảo hiểm y tế giấy đối với các trường hợp không thể cài đặt VssID, VNeID và không có căn cước công dân có gắn chip. Đối với việc đi khám, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế có thể sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng bảo hiểm xã hội số (VssID), ứng dụng định danh điện tử (VneID) hoặc căn cước công dân có gắn chip thay cho thẻ bảo hiểm y tế bản giấy.