Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Từ du lịch cưỡi voi sang du lịch ngắm voi: Sự thay đổi mang tính nhân văn

PV - 15:49, 29/08/2018

Để giải thoát gánh nặng làm việc cho voi nhà, Vườn quốc gia (VQG) Yok Đôn vừa phối hợp với Tổ chức Động vật châu Á ký kết thay thế hình thức cưỡi voi bằng mô hình du lịch sinh thái, thân thiện hơn để tìm hiểu vẻ đẹp, đặc tính, hành vi tự nhiên của voi... đó là ngắm, tắm cho voi. Đây được kỳ vọng là mô hình phát triển bền vững vừa đảm bảo kinh tế, vừa đảm bảo sức khỏe cho đàn voi.

du lịch ngắm voi Đại diện Lãnh đạo Vườn quốc gia Yok Đôn và Tổ chức Động vật Châu Á ký kết mô hình du lịch sinh thái ngắm voi. 

Theo thống kê của Trung tâm Bảo tồn voi Đăk Lăk, những năm qua đã ghi nhận nhiều trường hợp voi rừng bị chết với nhiều nguyên nhân khác nhau. Tính từ năm 2009 đến nay, đã có 25 con voi rừng bị chết, nay còn khoảng 80-100 cá thể voi rừng. Trong khi đó, số lượng voi nhà cũng liên tục giảm, từ năm 2012 đến nay, có 10 con voi nhà bị chết, hiện toàn tỉnh Đăk Lăk chỉ còn 45 con voi nhà. Điều đó cho thấy, công tác bảo tồn voi đang gặp phải những thách lớn khi số lượng voi suy giảm liên tục, cần có những biện pháp cấp bách bảo tồn đàn voi nhà.

VQG Yok Đôn có 3 cá thể voi để phục vụ công tác tuần tra và hoạt động du lịch sinh thái. Trước đây, những con voi này luôn phải cõng trên lưng chiếc bành nặng trịch để chở khách. Nhưng nay, mọi gánh nặng đã được gỡ bỏ, voi tự do đi lại, thong dong tìm thức ăn dưới tán rừng tự nhiên.

Giữa tháng 7 vừa qua, Tổ chức Động vật châu Á và VQG Yok Đôn chính thức ký một cam kết mang tính chất lịch sử nhằm thay đổi cách sử dụng voi làm du lịch. Theo cam kết này, Tổ chức Động vật châu Á sẽ hỗ trợ VQG Yok Đôn trong việc áp dụng mô hình du lịch thân thiện với voi, đảm bảo an toàn cho khách du lịch và duy trì phúc lợi tốt cho voi. Cung cấp chuyên gia về voi và tài trợ một khoản tiền tổng trị giá tối đa 65.000 USD trong thời gian thực hiện Dự án (từ tháng 7/2018 đến 7/2023). Dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Động vật châu Á, những con voi của VQG Yok Đôn được tự do đi lại, kiếm ăn dưới những tán rừng, thể hiện những tập tính tự nhiên của chúng.

Tại đây, các chuyên gia chia sẻ câu chuyện tại một ngôi làng có rất nhiều voi ở Thái Lan đã thành công khi thay đổi cách sử dụng voi để làm du lịch. Từ việc hàng ngày người dân đưa voi đến các điểm du lịch phục vụ chở khách, tối về nhốt trong không gian chật chội và thiếu thức ăn. Quỹ Quản tượng Thái Lan đã trợ cấp một khoản tiền cho các chủ voi, kiên trì tiếp cận và tuyên truyền cho người nuôi voi hiểu, không dùng gậy sắt vẫn có thể điều khiển voi, không cần chở khách mà voi vẫn có thể làm du lịch. Cuối cùng, những chú voi ở ngôi làng này đã được đưa về sống ở những khu rừng xung quanh làng, được tự do đi lại, tìm thức ăn trong rừng và vẫn thu hút được khách du lịch. Du khách có thể ngắm voi, đi theo voi vào rừng xem chúng ăn, ngủ, tìm hiểu cuộc sống của voi.

Ông David Neale, Giám đốc Phúc lợi động vật thuộc Tổ chức Động vật châu Á cho biết: đây là mô hình du lịch sử dụng voi đầu tiên tại Việt Nam, hạn chế tối đa việc con người tiếp xúc với voi, tránh sự nguy hiểm cho cả người lẫn voi mà vẫn thu hút được du khách trong và ngoài nước. Từ mô hình này, tổ chức mong muốn sẽ có nhiều cá nhân, tổ chức ở Việt Nam học tập để từng bước điều chỉnh cách sử dụng voi làm du lịch, mở ra cơ hội mới trong giáo dục cộng đồng bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ động vật hoang dã.

“Với mô hình du lịch mới với voi, du khách sẽ được ngắm voi trong rừng tự nhiên, được hướng dẫn viên mang đến những thông tin về voi cũng như thiên nhiên, hệ động thực vật ở khu vực voi đang sinh sống, như vậy sẽ giúp du khách có những trải nghiệm thú vị, mới mẻ với voi và cũng tạo cho voi môi trường sống tốt đẹp hơn. Mô hình này vừa giúp voi nhà có môi trường sinh sống tốt hơn, đồng thời cũng giải quyết được vấn đề thu nhập cho những người nuôi voi”, Ông David Neale nhấn mạnh.

Ông Phạm Tuấn Linh, Phó Giám đốc phụ trách VQG Yok Đôn nhận định: việc sử dụng voi làm du lịch cho khách cưỡi ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tuổi thọ voi nên 3 năm trước, lãnh đạo VQG đã bắt đầu chuyển đổi từ mô hình sử dụng cưỡi voi làm du lịch thông thường sang hình thức du lịch thân thiện với voi như ngắm voi, tắm cho voi… “Mô hình này không chỉ giúp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe voi tốt hơn, voi còn được thể hiện tính cách thân thiện, gần gũi như bản tính tự nhiên vốn có của chúng. Du khách rất hứng thú khi tham gia các hoạt động du lịch với voi mà không cần cưỡi”.

LÊ HƯỜNG

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.