Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chương trình 1719

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Đồng bào DTTS ứng dụng công nghệ số thuận lợi, hiệu quả

Ngọc Chí - 08:04, 19/10/2024

Triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về “ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu (DTTS) và miền núi”, thuộc Dự án 10, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã triển khai đầu tư hạ tầng số ở các thôn, làng và tập huấn, hướng dẫn để đồng bào DTTS biết cách ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS.

Huyện Tu Mơ Rông đã đầu tư lắp đặt hệ thống Wifi miễn phí tại khu vực nhà rông các thôn, làng
Huyện Tu Mơ Rông đã đầu tư lắp đặt hệ thống Wifi miễn phí tại khu vực nhà rông các thôn, làng

Tạo thuận lợi trong ứng dụng công nghệ số

Tu Mơ Rông là huyện nghèo, có hơn 96% dân số là đồng bào DTTS. Nhằm giúp đồng bào DTTS tiếp cận với các ứng dụng công nghệ thông tin, 11/11 xã trên địa bàn huyện đã thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng và huyện đã đầu tư lắp đặt hệ thống Wifi miễn phí tại khu vực trung tâm xã và nhà rông của 60/86 thôn, làng. Qua đó, giúp đồng bào DTTS nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông và sử dụng thiết bị công nghệ thông tin để tiếp cận nhanh chóng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Chi Y Thu (dân tộc Xơ Đăng), thôn Tu Mơ Rông, xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông cho biết: Từ khi chuyển đổi số gia đình chị thấy rất tiện tích, thứ nhất là để tra cứu các thông tin cá nhân liên quan đến nơi cư trú, thẻ bảo hiểm y tế là mình vào tài khoản VneID. Thứ hai, là hằng tháng thanh toán tiền điện qua App không phải đi nộp tiền điện bằng tiền mặt như ngày xưa.

Ông Tiêu Viết Trinh, Chủ tịch UBND xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông cho biết: Việc chuyển đổi số đang mang lại rất nhiều thuận lợi cho Nhân dân, thứ nhất là thu hẹp khoảng cách địa lý, không cần phải lên trụ sở xã để giải quyết, chỉ cần ngồi ở nhà có hệ thống, có mạng, có điện thoại thông minh, là Nhân dân có thể truy cập đăng ký các thủ tục hành chính. Về chính quyền địa phương, thì giảm tải bớt các văn bản hành chính, văn bản giấy cho cán bộ, công chức trong quá trình triển khai các thủ tục hành chính.

Đồng bào DTTS ở huyện Tu Mơ Rông thường xuyên đến nhà rông để sử dụng Wifi miễn phí
Đồng bào DTTS ở huyện Tu Mơ Rông thường xuyên đến nhà rông để sử dụng Wifi miễn phí

Thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ “về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, huyện Tu Mơ Rông đã kịp thời kiện toàn Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban.

Huyện cũng đã xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch hoạt động chuyển đổi số hằng năm. Đồng thời, tổ chức tốt công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác chuyển đổi số, nhấn mạnh 03 trụ cột: Phát triển chính quyền số, phát triển kinh tế số, phát triển xã hội số.

Ông Phạm Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết: Việc triển khai Chương trình chuyển đổi số trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả nhất định. 

Đến nay, huyện duy trì và triển khai có hiệu quả phần mềm Quản lý văn bản và điều hành VNPT-Ioffice, đảm bảo kết nối thông suốt văn bản điện tử từ Trung ương đến địa phương trên đường truyền số liệu chuyên dùng giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước. 100% các thôn, làng đã có sóng di động của các nhà mạng. 11/11 xã đều thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng, thành viên là lãnh đạo UBND xã, đại diện mỗi thôn 01 người và một số công chức xã có liên quan.

Các đường liên thôn trên địa huyện Tu Mơ Rông đã được lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tự động chiếu sáng theo thời gian đã cài đặt
Các đường liên thôn trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông đã được lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tự động chiếu sáng theo thời gian đã cài đặt

Đặc biệt, từ nguồn lực đầu tư của Chương trình MTQG 1719, năm 2024, UBND huyện Tu Mơ Rông đã lắp đặt 8/11 xã hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin và đăng ký nội dung đầu tư đài truyền thanh xã ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông tại 03 xã còn lại: Xã Đắk Hà, Đắk Rơ Ông và Đắk Sao. 

Tại các đường liên thôn trên địa bàn 11 xã, đã triển khai lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tự động chiếu sáng theo thời gian đã cài đặt, phục vụ Nhân dân sinh hoạt đoàn thể tại các điểm công cộng, nhà rông văn hóa đồng thời góp phần đảm bảo an toàn giao thông.

Hiệu quả thấy rõ

Chị Y Hương (dân tộc Xơ Đăng), thôn Tu Mơ Rông, xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông chia sẻ: Trước đây, tôi không biết chuyển đổi số là gì, được cán bộ xã tuyên truyền, hướng dẫn, tôi đã thấy được những lợi ích của việc chuyển đổi số. Bây giờ có Wifi ở nhà rông, tôi có cài app trên điện thoại nên chuyển tiền cho người thân rất nhanh. Khi đi khám chữa bệnh bằng BHYT, thì có thể sử dụng app trên điện thoại, khi ra xã đăng ký giấy khai sinh cho con mình quét mã QR tra cứu thông tin. Nói chung rất tiện lợi.

Việc chuyển đổi số giúp người dân vùng DTTS huyện Tu Mơ rông được tiếp cận các dịch vụ tiện ích về CNTT, như: Mua sắm trực tuyến; quảng bá sản phẩm địa phương cho bạn bè trong nước và thế giới; thanh toán không dùng tiền mặt... 

Đặc biệt, Tu Mơ Rông là địa phương có nhiều loại dược liệu quý và nhiều sản phẩm đặc trưng của đồng bào DTTS, việc chuyển đổi số đã giúp người dân, các Tổ hợp tác, Hợp tác xã quảng bá và kinh doanh các sản phẩm được thuận lợi hơn.

Việc chuyển đổi số giúp đồng bào DTTS huyện Tu Mơ rông có điều kiện quảng bá, giới thiểu sản phẩm địa phương cho bạn bè trong nước và thế giới
Việc chuyển đổi số giúp đồng bào DTTS huyện Tu Mơ rông có điều kiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm địa phương cho bạn bè trong nước và thế giới

Chị Hồ Thị Thanh Thủy, Giám đốc Hợp tác xã Thảo dược cộng đồng Tu Mơ Rông, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông cho biết: Hợp tác xã chuyên thu mua các loại sản phẩm dược liệu của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện. Từ khi sử dụng các nền tảng mạng xã hội như: Zalo, Facbook, Tiktok và các sàn thương mại điện tử để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm thì đã được nhiều người biết đến, việc kinh doanh của Hợp tác xã được thuận lợi hơn. 

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc chuyển đổi số trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông còn gặp một số khó khăn nhất định, đó là: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật viễn thông, máy móc, hạ tầng giao thông đầu tư chưa đồng bộ nên khả năng tiếp cận, đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin còn một số hạn chế. 

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin còn hạn chế nên một số nhiệm vụ về lĩnh vực công nghệ thông tin triển khai còn chậm. Hiện ở các thôn có một số điểm có sóng di động nhưng yếu. Khả năng sử dụng thiết bị công nghệ để thực hiện dịch vụ công của người dân còn ít...

Vì vậy, để Chương trình chuyển đổi số được triển khai hiệu quả, giúp đồng bào DTTS thụ hưởng một cách thiết thực, thì cần sự quan tâm đầu tư một cách đồng bộ, toàn diện đối với những huyện nghèo như Tu Mơ Rông. 

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.