Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Từ năm 2021 sẽ đăng ký thi tốt nghiệp THPT trên cổng dịch vụ công quốc gia

T.Hợp - 12:01, 13/12/2020

Theo Quyết định 411/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dịch vụ công tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, từ năm học 2021 thí sinh phải đăng ký thi tốt nghiệp THPT trên cổng dịch vụ công quốc gia.

Từ 2021 sẽ đăng ký thi tốt nghiệp THPT trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Ảnh TL
Từ 2021 sẽ đăng ký thi tốt nghiệp THPT trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Ảnh TL

Quyết định 411 phê duyệt danh mục dịch vụ công tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo có hai nhiệm vụ cần thực hiện là đưa việc đăng ký dự thi THPT quốc gia (hiện là thi tốt nghiệp THPT) và đăng ký xét tuyển đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng, tuyển sinh trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Theo ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết quyết định này được ký vào tháng 3 năm 2020, yêu cầu thời gian hoàn thiện là quý II/2020, nhưng lúc đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm xong kế hoạch, quy chế thi THPT năm 2020. Để đảm bảo tính ổn định của kỳ thi, Bộ đã xin hoãn thời gian hoàn thiện sang năm 2021.

Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện nhiều công việc như triển khai rất nhiều văn bản điện tử, từ quản lý lịch làm việc, phòng họp; cấp chữ ký số; tích hợp việc thanh toán trực tuyến; thí điểm thanh toán học phí trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia...

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã số hóa, gắn mã định danh cho tất cả đối tượng cần quản lý, gồm 53.000 trường học, gần 24 triệu hồ sơ học sinh, 1,4 triệu hồ sơ giáo viên.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã cử 4 trường đại học gồm: Trường ĐH Luật TPHCM; ĐH Vinh; Trường ĐH Ngoại Thương và Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội sẽ thực hiện thí điểm gửi nhận văn bản điện tử, thanh toán học phí trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, sau đó nhân rộng ra toàn hệ thống./.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.