Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Tự ý sửa chữa di tích quốc gia

PV - 17:40, 08/06/2018

Ngay sau khi hang động Xá Nhè và Khó Chua La, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên được công nhận, xếp hạng di tích cấp quốc gia tỉnh Điện Biên đã tự ý thực hiện dự án xây dựng sửa chữa khi chưa có ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL).

Di tích cấp quốc gia, danh lam thắng cảnh hang động Xá Nhè và Khó Chua La, huyện Tủa Chùa đã được Bộ VHTT&DL công nhận xếp hạng cấp quốc gia tháng 12/2015.

Như vậy theo Luật Di sản văn hóa hiện hành, muốn tôn tạo đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ VHTT&DL.

Cửa hang động Khó Chua La bị biến dạng. Cửa hang động Khó Chua La bị biến dạng.

Tuy nhiên, sau khi được công nhận được gần 1 năm, UBND tỉnh Điện Biên đã có Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường vào và các công trình phụ trợ thuộc di tích cấp quốc gia. Tổng mức đầu tư công trình xây dựng đường vào và các công trình phụ trợ thuộc di tích cấp quốc gia, danh lam thắng cảnh hang động Xá Nhè và hang Khó Chua La là 10 tỷ đồng.

UBND huyện Tủa Chùa là chủ đầu tư, Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Ánh thi công. Công trình được khởi công xây dựng tháng 7/2017. Tuy nhiên, đến tháng 11/2017, công trình phải tạm dừng thi công bởi cơ quan chức năng tỉnh Điện Biên phát hiện “chưa xin ý kiến Bộ VHTT&DL”.

Hiện công trình hang Khó Chua La đã thi công đạt trên 60% khối lượng được phê duyệt. Hệ thống đường vào hang đã làm, nhà chờ khách đã xây dựng, đường lên hang đã thi công xong. Cửa hang nhà thầu đã đào sâu hơn 1,25m, phá vỡ hiện trạng cửa hang không thể phục hồi lại hiện trạng tự nhiên của cửa hang.

Ông Lê Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết: “Ngay sau khi phát hiện ra sai phạm, chưa được sự đồng ý của Bộ VHTT&DL để triển khai dự án, UBND tỉnh Điện Biên đã cho dừng thi công. UBND tỉnh đã cử 1 đoàn liên ngành vào kiểm tra, đánh giá thực trạng tại hang Xá Nhè và Khó Chua La”.

Cũng theo ông Lê Văn Quý, trước khi triển khai dự án, UBND tỉnh đã lấy ý kiến các sở, ngành liên quan, nhưng không sở, ngành nào tham mưu cho UBND tỉnh làm tờ trình xin ý kiến của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL, vì thế mới xảy ra tình trạng UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật sai so với Luật Di sản.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Ngày 4/4/2024, Báo Dân tộc và Phát triển có bài viết: Thường Xuân (Thanh Hóa): Cần chấn chỉnh tình trạng kinh doanh không tuân thủ pháp luật ở xưởng thu mua keo thôn Tú. Nội dung bài viết nêu rõ: Trong quá trình hoạt động, cơ sở thu mua gỗ keo tại thôn Tú, xã Xuân Thắng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá ngoài việc gây ô nhiễm môi trường về tiếng ồn và không khí, còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, khiến cho người dân tại địa phương lo lắng có ý kiến đến các cấp.