Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Tuổi trẻ Quảng Ninh “tiếp sức mùa thi”

Thiên An - Mỹ Dung - 13:26, 08/07/2022

Nhằm góp phần đảm bảo cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 diễn ra an toàn, thuận lợi, tạo tâm lý thoải mái cho thí sinh dự thi đạt kết quả cao nhất, tuổi trẻ tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều hoạt động “tiếp sức mùa thi” sôi nổi, đặc biệt quan tâm đến các điểm thi vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh.

Thanh niên tình nguyện phát cơm miễn phí cho thí sinh
Thanh niên tình nguyện phát cơm miễn phí cho thí sinh

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2022, tỉnh Quảng Ninh có 36 điểm thi, với 16.457 thí sinh tham gia dự thi. Để hỗ trợ các em học sinh "vượt vũ môn", Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Quảng Ninh đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh triển khai chương trình “Tiếp sức mùa thi” thông qua việc thành lập 36 đội TNTN tại 36 điểm thi, với sự tham gia của hơn 900 thanh niên tình nguyện. Cùng với đó, các cấp bộ Đoàn cũng đã huy động xã hội hóa được 205 suất quà “tiếp sức”; 13.500 chai nước uống; 15.000 khẩu trang, dung dịch sát khuẩn; 200 suất ăn miễn phí, 72 băng rôn tuyên truyền… 

Trong những ngày diễn ra kỳ thi, các tình nguyện viên đều đã có mặt tại các điểm thi để triển khai đội hình với các đội: đội tư vấn; đội hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid – 19; đội trông giữ đồ; đội an toàn giao thông… Các thanh niên tình nguyện thì thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ, tiếp sức nước, đồ ăn nhẹ, khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn, các suất ăn miễn phí… cho thí sinh. 

Bên cạnh đó, thanh niên tình nguyện còn phối hợp với các nhà trường, các xã, thị trấn tổng hợp số lượng thí sinh dự thi; rà soát, lên danh sách thí sinh có hoàn cảnh khó khăn để có giải pháp giúp đỡ. Lực lượng này đưa đón miễn phí cho các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, thí sinh khuyết tật, đảm bảo an ninh trật tự, phân luồng giao thông nơi có mật độ giao thông cao…Những việc làm này, giúp các thí sinh có thêm sự khích lệ, động viên trước khi bước vào phòng thi. 

Thanh niên tình nguyện trông giữ đồ cho các thí sinh
Thanh niên tình nguyện trông giữ đồ cho các thí sinh

Em Lý Thị Sơn, điểm trường THPT Bình Liêu chia sẻ: “Đi thi chúng em cũng có khá nhiều lúng túng, nhưng được các anh chị tình nguyện viên hỗ trợ, hướng dẫn rất nhiệt tình. Nhờ vậy chúng em cũng bớt lo lắng, hồi hộp hơn”.

Đặc biệt, tại các điểm thi vùng sâu, vùng xa, đoàn thanh niên còn tổ chức đón tiếp, hướng dẫn, phát nước uống, trông đồ, phát cơm miễn phí cho thí sinh...Vừa dắt xe cho thí sinh, anh Nguyễn Văn Minh, tình nguyện viên điểm thi trường THPT Tiên Yên, huyện Tiên Yên hồ hởi chia sẻ: “Cũng mệt nhưng vui lắm vì được cùng mọi người góp sức mình hỗ trợ các em để vượt kỳ thi đạt kết quả tốt nhất”.

Tại điểm thi trường THPT Tiên Yên, các bạn tình nguyện viên hỗ trợ các thí sinh bị khuyết tật và bị thương khiến việc di chuyển khó khăn
Tại điểm thi trường THPT Tiên Yên, các bạn tình nguyện viên hỗ trợ các thí sinh bị khuyết tật và bị thương khiến việc di chuyển khó khăn
Lực lượng đoàn viên thanh niên hướng dẫn, hỗ trợ đưa đón các thí sinh ở nơi xa, đến địa điểm thi đúng giờ
Lực lượng đoàn viên thanh niên hướng dẫn, hỗ trợ đưa đón các thí sinh ở nơi xa, đến địa điểm thi đúng giờ

Anh Hoàng Văn Hải, Bí thư Tỉnh Đoàn Quảng Ninh cho biết: “Hoạt động tiếp sức mùa thi góp phần tạo môi trường cho đoàn viên thanh niên phát huy tinh thần tình nguyện, đồng thời là nguồn động viên giúp thí sinh tự tin làm bài thi, góp phần đảm bảo kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra an toàn, hiệu quả”.


Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.