Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sự kiện - Bình luận

Ứng cử viên đại biểu Quốc hội Phù Thị Thiên: Nỗ lực truyền cảm hứng vươn lên cho đồng bào DTTS rất ít người

Hiếu Anh - 16:15, 15/05/2021

“Là người con của đồng bào DTTS rất ít người, sống ở vùng cực Bắc Tổ quốc, tôi luôn nhận thấy phải cố gắng hết mình để có những đóng góp thiết thực xây dựng quê hương Hà Giang nói riêng và cả nước nói chung”. Đó là chia sẻ của chị Phù Thị Thiên, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Hiện chị đang giữ chức vụ Phó Phòng Dân tộc huyện Quang Bình. Chị là đại diện duy nhất của dân tộc Pà Thẻn (dân tộc rất ít người) tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV.


Chị Phù Thị Thiên (thứ tư từ phải sang) cùng Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang Đặng Quốc Khánh và các đại biểu bên lề một cuộc họp HĐND tỉnh
Chị Phù Thị Thiên (thứ tư từ phải sang) cùng Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang Đặng Quốc Khánh và các đại biểu bên lề một cuộc họp HĐND tỉnh

Câu chuyện truyền cảm hứng

Đối với người phụ nữ dân tộc Pà Thẻn, bao đời nay luôn gắn liền với nương rẫy, nội trợ và thêu thùa may vá. Bởi vậy, khi đã 9 tuổi, Phù Thị Thiên (sinh năm 1985) vẫn chỉ quanh quẩn ở nhà mà chưa hề biết đến mặt con chữ. Nhờ sự kiên trì vận động của cô giáo vùng cao, cô bé Thiên đã trở thành 1 trong 3 trẻ em gái đầu tiên của dân tộc Pà Thẻn đầu tiên ở thôn My Bắc, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang cắp sách đến trường.

Chị Phù Thị Thiên từng công tác tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang; công chức văn hóa - xã hội xã Tân Bắc, huyện Quang Bình; cán bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Quang Bình. Tháng 1/2021 đến nay, chị giữ chức vụ Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Quang Bình.

Với lòng ham học và quyết tâm xóa bỏ rào cản, năm 2001, chị Phù Thị Thiên thi đỗ Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc - Thái Nguyên. Nhưng 2 năm sau, chị lại có nguy cơ phải bỏ học vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. 

Đứng trước thử thách đó, chị Thiên không đầu hàng số phận, để giải quyết khó khăn trước mắt, chị mạnh dạn mang 2 bộ váy áo do chính mình dệt và khâu ra bán. Chị không ngờ được rằng, bộ váy áo này chẳng những bán được ngay và còn bán được giá cao. 

Thế là suốt những năm tháng đi học, cứ rảnh lúc nào là chị lại lại “sản xuất” quần áo truyền thống bán cho khách du lịch. Đến khi ra trường, chị đã bán tổng cộng 12 bộ váy áo Pà Thẻn.

Chẳng những dám “xóa bỏ rào cản” đi học xa nhà hơn 200 cây số, khi ra trường, về lại quê nhà, chị Phù Thị Thiên còn truyền cảm hứng để những người phụ nữ Pà Thẻn vượt qua định kiến, vươn lên làm chủ cuộc sống. Năm 2008, chị Phù Thị Thiên đứng ra vay vốn ngân hàng kêu gọi chị em trong thôn thành lập Hợp tác xã (HTX) Dệt Thổ cẩm My Bắc – HTX Dệt thổ cẩm đầu tiên của huyện Quang Bình.

Những ngày đầu mới thành lập, HTX gặp rất nhiều khó khăn do thiếu sợi để dệt vải. Vậy là, chị Thiên lại cùng chị em vào tận rừng sâu tìm nguyên liệu. Vào rừng tìm không đủ, chị em còn vận động nhau trồng đay ngay tại vườn nhà. Giờ đây, HTX của chị thường xuyên tạo việc làm cho hàng chục chị em phụ nữ.

Chương trình hành động tâm huyết

Với những nỗ lực của mình, chị Phù Thị Thiên tự tin ứng cử ĐBQH khóa XV. Chị Thiên cho biết: “Là người con của đồng bào DTTS rất ít người, quê hương vùng cực Bắc Tổ quốc, tôi luôn nhận thấy, phải cố gắng hết mình để có những đóng góp thiết thực xây dựng quê hương Hà Giang nói riêng và cả nước nói chung”.

Chị Phù Thị Thiên trong trang phục truyền thống dân tộc Pà Thẻn
Chị Phù Thị Thiên trong trang phục truyền thống dân tộc Pà Thẻn

Chia sẻ về Chương trình hành động của mình, chị Thiên nhấn mạnh: Hiện nay, địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn nhiều khó khăn, nguồn thu ngân sách còn eo hẹp, đời sống, việc làm của bà con rất vất vả. Các chính sách dành cho đồng bào DTTS, chế độ chính sách đãi ngộ với đội ngũ cán bộ ở cơ sở tuy đã được quan tâm nhưng vẫn chưa tương xứng. 

"Do đó, nếu được cử tri tín nhiệm bầu vào ĐBQH, bản thân tôi sẽ tích cực cùng với các cấp, ngành tham mưu về những cơ chế, chính sách ưu tiên, hỗ trợ các địa phương còn gặp nhiều khó khăn phát triển đi lên", chị Thiên nói.

Theo chị Thiên, vùng đồng bào DTTS và miền núi có nhiều lợi thế và tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hoá dân tộc, rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch…;Do đó, chúng ta cần tiếp tục quan tâm, ưu tiên nhiều hơn về nguồn lực để thực hiện các chính sách bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS, gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng…

Có thể nói, với những  việc mà chị Phù Thị Thiên đã và đang làm, không chỉ góp phần thay đổi cuộc sống của bản thân, gia đình, bản làng...; mà còn truyền cảm hứng cho cộng đồng và xã hội với niềm tin mỗi một con người cần phải mạnh dạn vươn lên làm chủ cuộc sống của mình.

Tin cùng chuyên mục
Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ đã khiến qũy đất (đất ở, đất sản xuất) ở nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc tiếp tục bị thu hẹp do sạt lở, bồi lấp. Dữ liệu về quỹ đất đã bố trí cho người dân được thu thập cách đây hơn một tháng nay không còn chính xác, cần thiết được cập nhật để thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS.