Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Ủy ban Dân tộc: Tổ chức điểm cầu tham dự Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính về phát triển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

Kim Anh - 21:47, 16/11/2022

Sáng 16/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị

Cùng tham dự Hội nghị tại điểm cầu Trụ sở Trung ương Đảng có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, đầu cầu trực tiếp tại Trụ sở Trung ương Đảng kết nối từ Thủ đô Hà Nội đến các điểm cầu cấp tỉnh, cấp huyện và cơ sở. Đây là hội nghị thứ 5 về phát triển vùng.

Tại điểm cầu trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT) có các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT: Nông Quốc Tuấn, Y Thông; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT tham dự.

Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu UBDT
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu UBDT

Hội nghị nhằm tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong phát triển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ để sớm đưa Nghị quyết quan trọng này vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.

Hội nghị cũng thể hiện tinh thần nghiêm túc, ý chí và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị trong việc đổi mới xây dựng, ban hành, tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Vùng - một vấn đề có ý nghĩa chiến lược, không chỉ đối với các vùng mà còn đối với cả nước.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe quán triệt về Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến năm 2030, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ là vùng phát triển năng động, nhanh và bền vững, mạnh về kinh tế biển có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu...

Tầm nhìn đến năm 2045, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ là vùng phát triển nhanh, bền vững, mạnh về kinh tế biển có một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn ngang tầm khu vực châu Á; là nơi các giá trị văn hóa, lịch sử, hệ sinh thái biển, đảo, rừng được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân đạt mức cao; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc; các tổ chức đảng, hệ thống chính trị vững mạnh; khối Đại đoàn kết toàn dân được tăng cường.

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu trụ sở Trung ương Đảng. Ảnh: Trí Dũng
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu trụ sở Trung ương Đảng. Ảnh: Trí Dũng

Về một số chỉ tiêu cụ thể, Nghị quyết số 26-NQ/TW nêu rõ, giai đoạn 2021 - 2030 tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 7 - 7,5%. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 156 triệu đồng/người/năm (giá hiện hành), kinh tế số trong GRDP vùng đạt khoảng 30%. Phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 47 - 48%. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 90%. Thu ngân sách nhà nước chiếm khoảng 20 - 25% cả nước.

Nghị quyết của Bộ Chính trị cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Theo đó, tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách và đẩy mạnh liên kết vùng; Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế biển; tập trung phát triển mạnh hệ thống đô thị, nhất là hệ thống đô thị ven biển; đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng, nhất là hạ tầng giao thông;

Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, nhất là tài nguyên biển, đảo và rừng, bảo vệ môi trường, nhất là môi trường biển, nâng cao khả năng ứng phó thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển toàn diện văn hóa - xã hội vùng...