Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chống diễn biến hòa bình

Vạch trần thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo để hình thành “Nhà nước Mông”

PV - 12:14, 24/01/2022

Để thực hiện âm mưu chia rẽ đoàn kết dân tộc, các thế lực thù địch, phản động không ngừng gieo rắc niềm tin tín ngưỡng đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều người Mông tại các tỉnh miền núi phía Bắc bị xúi giục, ép buộc, lừa mị tin theo cái gọi là đạo “Giê Sùa” với những luận điệu viển vông…

Một buổi sinh hoạt tôn giáo hợp pháp ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (Ảnh vov.vn)
Một buổi sinh hoạt tôn giáo hợp pháp ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (Ảnh vov.vn)

Trên thực tế, bản chất của các đối tượng này lập ra là nhằm lừa phỉnh, dụ dỗ, lôi kéo, tập hợp lực lượng phục vụ mưu đồ ly khai, tự trị, hình thành “Nhà nước” riêng, tách ra khỏi cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Vậy tổ chức “Giê Sùa là gì”?

Có nguồn gốc ngoại sinh từ một người có quốc tịch Mỹ sáng lập và đưa vào Việt Nam; dựa vào Kinh thánh của Tin lành, lấy cơ sở để phát triển tổ chức “Giê Sùa”. Người sáng lập “Giê Sùa” là David Her tên thật là Hờ Chá Sùng, người Mông, gốc huyện Phon Xa Vẳn Xiêng Khoảng, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Hiện đang sinh sống tại Bang California, có quốc tịch Mỹ sáng lập ra.

“Hội thánh Giê Sùa” không có giáo lý rõ ràng mà dựa vào một số câu trong Kinh thánh để tuyên truyền, cho rằng Tên Chúa Giê Su phải gọi là “Giê Sùa” và giải thích Giê Su là tên nhà cầm quyền La Mã cố tình viết sai để lừa mọi người. Tổ chức này đả kích, không thừa nhận các tôn giáo khác, cho rằng chỉ có “Giê Sùa” mới là tôn giáo có thật, chính thống, tôn giáo của tất cả người Mông. Hội thánh “Giê Sùa” không thừa nhận A-đam và E-Va trong Kinh thánh, thay vào đó là nhân vật chàng Ong và cô Ía theo truyền thuyết người Mông; không tổ chức lễ Giáng sinh, Phục sinh và coi đây là trò bịp bợm, vì lợi ích của nhà cầm quyền La Mã...

 “Giê Sùa” chưa có giáo lý, giáo luật, hiến chương; tài liệu, kinh sách sử dụng là một số điều trong Kinh thánh (Tân ước và Cựu ước) và một số tài liệu do David Her tự soạn thảo, tán phát trên mạng Internet.

Thường sinh hoạt vào thứ 7 hàng tuần, sinh hoạt với nội dung, hình thức gần giống với điểm nhóm Tin lành (hát thánh ca, chia sẻ lời Chúa, cầu nguyện). Tuy nhiên, một số nội dung giảng dạy trong kinh thánh khác với điểm nhóm Tin lành, tin vào việc Chúa tái lâm, không thừa nhận tên Chúa là Giê Su mà gọi là Giê Sùa. Bác bỏ ngày lễ trọng trong năm như lễ Noel, Lễ Phục sinh

David Her đã thông qua mạng Internet để tán phát các video clip có nội dung tuyên truyền đạo “Giê Sùa” trên Wedsite WAVw… Trong thời gian hoạt động tại một số địa phương Tây Bắc, “Giê Sùa” đã có những hoạt động gây mất tình hình an ninh trật tự (ANTT) nơi nó du nhập vào. Các đối tượng lợi dụng, xuyên tạc một số câu trong Kinh thánh để tuvên truyền, lôi kéo người khác tin theo như “Không thừa nhận tên Chúa Giê Su như các tổ chức Tin lành khác như Giê Sùa và giải thích rõ ràng là do nhà cầm quyền La Mã cố tình viết sai để lừa gạt và đả kích mọi người. Trong một số bài tuyên truyền, đối tượng David Her còn cho rằng, Chúa trời Giê Hô Va đã chia đất cho người Mông nhưng do người Mông không đoàn kết không biết bảo vệ nhau nên đất đai bị các dân tộc khác xâm chiếm, cho nên người Mông mới không có lãnh thổ, đất nước riêng, suốt đời phải đi làm thuê cho dân tộc khác.

David Her nhận mình là người đưa tin của “Chúa Giê Sùa”; “Chúa Giê Sùa” tái lâm để bảo vệ người Mông, kêu gọi người Mông đi theo “Chúa Giê Sùa”, đồng thời kích động người Mông ở các nước vê Lào chiến đấu xây dựng “Nhà nước Mông”. Các nhóm tà đạo “Giê Sùa” trên địa bàn đã hình thành tổ chức, phân công vai trò, vị trí đối tượng trong nhóm và đang ráo riết tuyên truyên, lôi kéo người khác tin theo. Tuy nhiên, giữa các điểm nhóm bị ảnh hưởng chưa có sự liên kết, thống nhất với nhau hoạt động. Một số đối tượng lợi dụng giáo lý danh nghĩa của các hệ phái để che giấu việc tin theo tà đạo “Giê Sùa”.

“Giê Sùa” xuất hiện khoảng tầm 5 năm trở lai đây ở các địa phương vùng núi phía Bắc như: Điện Biên, Lai Châu, Thanh Hóa, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái. Chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn nhưng mức độ ảnh hưởng của “Giê Sùa” khá nhanh, mức độ ảnh hưởng rộng đến đồng bào dân tộc Mông; lôi kéo người dân tin theo nhằm mục đích xây dựng nhà nước riêng, kêu gọi người Mông đi theo “Chúa Giê Sùa”, đồng thời kích động người Mông ờ các nước về Lào chiến đấu để xây dựng “Nhà nước Mông” tại tỉnh Xiêng Khoảng. Theo con số thống kê các địa phương gửi báo cáo, hiện “Giê Sùa” hoạt động tại các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Thanh Hóa, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái. Mức độ lan nhanh ảnh hưởng đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số như đồng bào dân tộc Mông. Hiện nay, theo con số thống kê được của các địa phương có khoảng 1.297 người tin theo.

Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Dân “khổ” vì thủy điện

Kon Tum: Dân “khổ” vì thủy điện

Thời gian qua, người dân sinh sống, sản xuất quanh khu vực lòng hồ thủy điện Đăk Psi 6, xã Đăk Long, huyện Đăk Hà và lòng hồ thủy điện Plei Kần, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) liên tiếp chịu cảnh nước dâng ngập hoa màu, đất đai sạt lở. Mặc dù người dân đã nhiều lần kiến nghị đến các cấp chính quyền, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Việc chậm trễ này đã làm ảnh hưởng đến việc sản xuất và đời sống của người dân.