Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sức khỏe

Vai trò của Kali đối với sức khỏe con người

Như Ý - 19:15, 07/06/2024

Kali là một trong những nguyên tố vi lượng cần thiết đối với cơ thể con người. Kali giúp điều hòa, cân bằng nước và điện giải trong cơ thể cũng như duy trì hoạt động của các cơ quan. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về loại khoáng chất này cũng như vai trò của nó đối với sức khỏe con người, mời các bạn tham khảo những thông tin trong bài viết sau đây.

Kali giúp điều hòa, cân bằng nước và điện giải trong cơ thể cũng như duy trì hoạt động của các cơ quan
Kali giúp điều hòa, cân bằng nước và điện giải trong cơ thể cũng như duy trì hoạt động của các cơ quan

Kali là gì?

Kali là khoáng chất với tỷ lệ chiếm nhiều thứ ba trong cơ thể. Kali rất quan trọng trong việc điều chỉnh chất lỏng, gửi tín hiệu đến hệ thần kinh và điều chỉnh các cơn co cơ bắp.

Khoảng 98% kali trong cơ thể được tìm thấy trong các tế bào. Trong đó, 80% được tìm thấy trong tế bào cơ, 20% còn lại có ở trong xương, gan và hồng cầu.

Khi ở trong cơ thể, khoáng chất này hoạt động như một chất điện giải. Khi ở trong nước, chúng hòa tan thành các ion có khả năng dẫn điện. Các ion kali mang điện tích dương. Cơ thể chúng ta sử dụng loại điện này để kiểm soát một loạt các quá trình, bao gồm quá trình cân bằng chất lỏng, dẫn truyền tín hiệu thần kinh và co thắt cơ bắp.

Do đó, nồng độ chất điện giải quá thấp hoặc quá cao đều có thể ảnh hưởng đến nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể.

(Tổng hợp) Vai trò của Kali đối với sức khỏe con người 1

Biểu hiện thiếu và thừa Kali bạn cần lưu ý

Người bị thiếu hụt Kali có thể gặp các triệu chứng như mệt mỏi, đau cơ, đau chân, mất ngủ, trầm cảm, dị ứng da, viêm ruột. Nếu thiếu Kali nặng, sẽ có cảm giác buồn nôn, tiêu chảy, loạn nhịp tim, nhầm lẫn, mất phương hướng, kém tập trung, phản xạ chậm, đau khớp. Thiếu Kali lâu ngày sẽ gây ra rối loạn tim mạch và hệ thần kinh, có thể dẫn đến liệt cơ, tử vong.

Việc dư thừa Kali có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như chấn thương, bỏng, ung thư, tan huyết… làm giải phóng Kali trong tế bào vào máu. Hoặc do người bệnh mắc bệnh lý ở thận dẫn đến việc không loại bỏ được khoáng chất ra khỏi cơ thể.

Dư thừa Kali có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, tim đập nhanh, tê các đầu ngón tay và chân. Nếu dư Kali nặng, có thể gây ra tim ngừng đập, tử vong.

(Tổng hợp) Vai trò của Kali đối với sức khỏe con người 2

Vai trò của Kali đối với sức khỏe con người

Lượng Kali trong cơ thể thấp hay cao thì sẽ đều ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Cụ thể, Kali có một số vai trò quan trọng như:

Ngăn ngừa đột quỵ: Đột quỵ xảy ra khi não bị đột ngột thiếu hụt máu. Kali sẽ giúp duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể, điều hòa huyết áp. Từ đó nó sẽ phòng ngừa tắc nghẽn động mạch máu não, giúp giảm nguy cơ đột do thiếu máu cục bộ.

Giảm huyết áp và cơn đau tim: Khi lượng natri trong cơ thể tăng cao thì sẽ làm tăng huyết áp. Trong trường hợp này Kali sẽ giúp loại bỏ natri dư thừa và giúp làm giảm huyết áp. Ngoài ra, Kali còn giúp làm giảm lực co bóp, giảm khả năng chịu kích thích và giảm dẫn truyền trong hệ cơ tim.

Ngăn ngừa sỏi thận: Sỏi thận là những tinh thể vật chất có thể hình thành trong nước tiểu cô đặc. Canxi là một khoáng chất phổ biến trong sỏi thận và một số nghiên cứu trong việc quản lý dinh dưỡng sỏi thận cho thấy rằng Kali citrate làm giảm nồng độ canxi trong nước tiểu. Vì vậy, bổ sung kali có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận.

(Tổng hợp) Vai trò của Kali đối với sức khỏe con người 3

Chống co cơ: Kali còn giúp cơ thể điều hòa nước và cân bằng lượng ion bơm trong tế bào. Do đó, chúng giúp cho việc co bóp cơ dễ dàng hơn, chống co cơ tốt hơn.

Giảm nguy cơ loãng xương: Nếu chế độ ăn giàu Kali sẽ giúp cân bằng lại lượng canxi trong cơ thể. Giúp cơ thể chúng ta đầy đủ canxi, xương chắc khỏe và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.

Giảm tình trạng giữ nước trong cơ thể: Khi chất lỏng tích tụ quá nhiều sẽ gây ra tình trạng giữ nước trong cơ thể. Nếu bổ sung một lượng kali vừa đủ sẽ giúp giảm đi lượng nước trong cơ thể bằng cách bài tiết qua nước tiểu.

Sản xuất enzyme: Kali còn có vai trò hỗ trợ các hoạt động kích hoạt và sản xuất enzyme. Chúng giúp loại bỏ các dị tật bẩm sinh và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Ngoài ra, Kali còn giúp hỗ trợ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Làm giảm tình trạng đầy hơi, táo bón, khó tiêu. Chúng còn kích hoạt các enzym tiêu hoá, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra hiệu quả hơn.

(Tổng hợp) Vai trò của Kali đối với sức khỏe con người 4

Những thực phẩm nào giàu Kali?

Kali là một nguồn dưỡng chất rất dễ bổ sung có thể tìm thấy xung quanh chúng ta như: khoai lang, Khoai tây, cà chua, thịt lợn nạc, bắp cải, thịt bò, đỗ các loại, gạo, khoai lang, ngô, bắp cải, chanh, rau dền, cam, chuối… một số loại quả, chocolate, đặc biệt là chuối. Ngoài ra, Kali còn có một lượng tương đối trong: ngũ cốc, cá, nghêu, sữa chua,…

Viện Hàn lâm Y học, Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ đưa ra hàm lượng Kali kiến nghị hàng ngày như sau:

400 mg/ngày cho trẻ sơ sinh đến 6 tháng.

860 mg/ngày cho trẻ từ 7 – 12 tháng.

2.000 mg/ngày cho trẻ từ 1 – 3 tuổi.

2.300 mg /ngày cho trẻ từ 4 – 8 tuổi.

2.500 mg/ngày cho bé trai từ 9 – 13 tuổi.

2.300 mg/ngày cho bé gái từ 9 – 13 tuổi:

3.000 mg/ngày cho nam giới từ 14 – 18 tuổi.

2.300 mg/ngày cho nữ giới từ 14 – 18 tuổi.

3.400 mg/ngày cho nam giới trên 19 tuổi.

2.600 mg/ngày cho nữ giới từ 19 tuổi trở lên.

2.900 mg/ngày cho bà mẹ mang thai, cho con bú.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm có trong tự nhiên vốn đã rất giàu Kali, do đó bạn nên ưu tiên bổ sung khoáng chất này từ thực phẩm hơn là sử dụng vitamin, thực phẩm chức năng hay các thuốc khác.

(Tổng hợp) Vai trò của Kali đối với sức khỏe con người 5

Lưu ý

Để tránh giảm lượng kali nhanh chóng thì không nên khiến cơ thể mất quá nhiều mồ hôi. Đồng thời chúng ta nên thường xuyên uống nước ngay cả khi không cảm thấy khát.

Khi bị tiêu chảy cấp mọi người nên đi khám bệnh ngay. Đối với người cao tuổi, mắc bệnh lý tim mạch và bị tiêu chảy cấp thì hãy nhập viện ngay.

Hạn chế tối đa sử dụng thuốc xổ hay thuốc lợi tiểu. Những ai thường xuyên sử dụng thuốc trị tăng huyết áp, thuốc chống suy tim, thuốc lợi tiểu hoặc bản thân đang bị đái tháo đường thì cần bổ sung lượng lớn Kali bằng các loại thực phẩm chứa nhiều Kali, nếu cần thiết thì có thể ưu tiên sử dụng thuốc.

Đối với những thực phẩm giàu Kali khi chế biến đun sôi trong nước nóng dễ bị mấy 50 - 70% lượng Kali. Vì vậy, cần phải thay đổi cách chế biến các thực phẩm này phù hợp để cơ thể được cung cấp đầy đủ Kali.

Hãy chọn mua những thực phẩm có chứa nhiều Kali ở các địa điểm uy tín, có nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo an toàn vệ sinh và sức khỏe cho bạn và những người thân yêu.

Trên đây là những vai trò của nguyên tố Kali đối với sức khoẻ mỗi người. Cần bổ sung Kali mỗi ngày bằng các thực phẩm để bảo vệ sức khoẻ của chính bạn và gia đình.

Tin cùng chuyên mục