Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sức khỏe

Chế độ dinh dưỡng và tập luyện cho bệnh nhân tăng huyết áp

Như Ý - 20:11, 09/04/2024

Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến, đặc biệt ở người có tuổi, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong hoặc tàn phế trong số các bệnh lý tim mạch. Một chế độ ăn cho bệnh nhân tăng huyết áp phù hợp cùng với lối sống lành mạnh sẽ là chìa khóa ngăn ngừa cũng như giảm thiểu triệu chứng bệnh.

(Tổng hợp) Chế độ dinh dưỡng và tập luyện cho bệnh nhân tăng huyết áp

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tăng huyết áp

Chế độ ăn giàu kali: Kali đóng vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa bên trong tế bào. Nếu tăng nồng độ kali trong cơ thể thì có thể làm giảm nồng độ natri, tăng bài xuất natri khỏi cơ thể. Vì vậy, chế độ ăn giàu kali giúp hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, kiểm soát tốt huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp. Các loại rau quả, gạo và khoai là nguồn cung cấp kali dồi dào, nên bổ sung cho người bệnh tăng huyết áp khoảng 50 - 90mmol/ngày.

Chế độ ăn giàu magie: Magie giữ vai trò quan trọng trong điều hòa khả năng hưng phấn của hệ thống thần kinh, giúp chống co cứng và giãn mạch, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp. Người bệnh cao huyết áp có thể bổ sung magie vào cơ thể qua đậu nành, lúa mì, gạo,....

Thực phẩm giàu chất xơ: gạo lứt, đa dạng các loại rau, quả chín (tối thiểu 300g rau và 200g quả tươi). Ưu tiên các lợi rau và trái cây giàu kali vì kali có tác dụng tốt cho tim mach, hỗ trợ phòng ngừa cao huyết áp (chuối, bơ, dưa hấu,nước dừa tươi, khoai lang, rau cải xanh, bí…). Nên ăn quả chín dạng miếng/múi, không ép/xay hay vắt lấy nước để tăng cường chất xơ.

(Tổng hợp) Chế độ dinh dưỡng và tập luyện cho bệnh nhân tăng huyết áp 1

Chất béo: Người bệnh nên nạp 20 - 25g chất béo/ngày. Ưu tiên sử dụng các loại chất béo tốt như dầu thực vật không chất béo bão hòa (dầu ô liu, hạt cải, đậu nành). Ăn chất béo lành mạnh như: Cá, hải sản, dầu cá, dầu thực vật, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân,...

Bổ sung thêm canxi vào chế độ ăn: Cần đáp ứng nhu cầu canxi của trẻ 0 - 1 tuổi là 500 - 600mg/ngày, từ 19 tuổi trở lên cần 400 - 500mg/ngày, phụ nữ có thai và cho con bú là 1000 - 1200mg/ngày. Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi có thể giúp hạ huyết áp ở những người bị tăng huyết áp có nhạy cảm với muối. Thông thường, canxi được hấp thu khoảng 30 - 40% từ khẩu phần ăn. Đường lactose trong sữa và vitamin D có thể làm tăng khả năng hấp thu canxi của cơ thể.

Chế độ ăn giàu vitamin C và E: Vitamin C giúp giảm cholesterol, tăng tính đàn hồi mạch máu; vitamin E giúp chống oxy hóa, đảm bảo tính hoàn chỉnh của màng tế bào và phòng ngừa xơ cứng động mạch. Nhờ đó, 2 loại vitamin này giúp ngăn ngừa cao huyết áp, mỡ máu cao, bệnh mạch vành,...

Ăn nhạt: Lượng muối mỗi ngày mà một người trưởng thành cần là 10 - 15g. Với người bị tăng huyết áp, cần duy trì chế độ ăn giảm muối, nạp vào cơ thể không quá 6g muối/ngày. Nguyên nhân vì nếu ăn nhiều muối thì ion natri sẽ được chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch, làm tăng nước bên trong tế bào, tăng trương lực thành mạch, dẫn tới co mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp.

Uống nhiều nước: Nước tinh khiết, chè sen, nước râu ngô, nước rau luộc,...

(Tổng hợp) Chế độ dinh dưỡng và tập luyện cho bệnh nhân tăng huyết áp 2

Các loại thực phẩm bệnh nhân tăng huyết áp hạn chế dùng

Không nên ăn mỡ, da các loại động vật, nội tạng động vật, các loại sản phẩm chế biến sẵn: cá hộp, thịt muối, dưa cà muối, các món kho, rim, muối, các loại nước sốt, nước chấm mặn…

Không ăn nhiều các thực phẩm chiên rán nhiệt độ cao, hoặc các đồ ăn nhanh: mỳ tôm, xúc xích, khoai tây chiên, KFC…

Không uống các loại đồ uống có cồn: bia, rượu…

Không dùng các chất kích thích: cà phê, đồ uống có gas.

(Tổng hợp) Chế độ dinh dưỡng và tập luyện cho bệnh nhân tăng huyết áp 3

Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tăng huyết áp

Người có bệnh tăng huyết áp nên tập các môn theo sở thích và phù hợp sức khỏe như: thể dục nhịp điệu, chạy bộ, đạp xe, bơi lội… giúp giữ cân nặng ở mức ổn định và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Nên duy trì tập với thời gian ≥ 30 phút/lần tập/ngày và nên tập 5 – 7 ngày/tuần. Cần kiểm tra huyết áp và nhịp tim trước và sau khi tập, để có thể điều chỉnh cường độ tập cho phù hợp.

Người bệnh nên duy trì cân nặng lý tưởng và chỉ số khối cơ thể (BMI) trong giới hạn cho phép. Chỉ số khối cơ thể (BMI) của bạn càng cao, khả năng béo phì, mắc bệnh cao huyết áp càng lớn.

Thường xuyên theo dõi huyết áp và ghi chép nhật ký, đặc biệt nếu trên 40 tuổi, bị thừa cân, ít vận động hoặc có tiền sử gia đình có người mắc các bệnh tim hoặc huyết áp cao.

Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo khi huyết áp quá cao như bị ù tai, chóng mặt, nhức đầu, chảy máu cam, ngứa ran hoặc tê ở bàn tay và bàn chân, buồn ngủ hoặc lú lẫn.

(Tổng hợp) Chế độ dinh dưỡng và tập luyện cho bệnh nhân tăng huyết áp 4

Ngoài ra, thư giãn bằng nhiều cách như nghe nhạc, tập yoga, tập thiền, ngủ đủ giấc, lên kế hoạch, phân bổ thời gian thực hiện các hoạt động hàng ngày hợp lý

Cần đặc biệt lưu ý uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đối với những người được chẩn đoán đã bị huyết áp cao, mục tiêu là giữ huyết áp dưới 140/90 mmHg. (Đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính, mục tiêu có thể là 130/80 mmHg.)

Tin cùng chuyên mục
Hiểm họa từ rác thải điện tử

Hiểm họa từ rác thải điện tử

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang đến những tiện ích vượt bậc cho đời sống và sinh hoạt của con người, đồng thời cũng kéo theo hệ lụy về rác thải điện tử. Rác thải điện tử đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người, có nguy cơ cao gây ra những hậu quả khôn lường nếu không có các giải pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý rác thải điện tử.