Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sự kiện - Bình luận

Văn hoá các dân tộc thiểu số ngày càng được khơi dậy và phát triển

Trần Kiều -Hồng Phúc - 19:20, 24/11/2021

Trao đổi bên lề Hội nghị Văn hoá toàn quốc, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiều đại biểu đánh giá, những giá trị văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) ngày càng được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ.

Bà Bùi Thị Thanh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân tộc của MTTQ, Nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Bà Bùi Thị Thanh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân tộc của MTTQ, Nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Bà Bùi Thị Thanh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân tộc của MTTQ, Nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam chia sẻ: “Trong giai đoạn gần đây, thông qua các lễ hội truyền thống, văn hoá các dân tộc, đặc biệt là văn hoá các DTTS đã được khơi dậy và phát huy mạnh mẽ”.

Cũng theo bà Thanh, mặc dù được khơi dậy và phát triển, song hiện nay vẫn có những vùng giá trị văn hoá của đồng bào DTTS chưa thực sự được quan tâm đúng mực. Do đó, Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần này sẽ là dịp giúp cho mọi người dân Việt Nam nói chung, mỗi người DTTS nói riêng thay đổi nhận thức về giữ gìn, phát huy truyền thống văn hoá dân tộc mình. Văn hoá là một trong những động lực quan trọng giúp cho sự phát triển xã hội một cách toàn diện. Sau Hội nghị Văn hoá toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, những giá trị cốt lõi của văn hóa sẽ được tiếp tục khơi dậy và phát huy để xứng đáng với nền tảng tinh thần của xã hội, với sự phát triển của đất nước bay cao và bay xa.

Ông Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam
Ông Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam

Cùng nhìn nhận và chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, ngay từ khi giành độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng thực thi những chính sách mang ý nghĩa chiến lược với đồng bào DTTS nói chung; bản sắc văn hoá dân tộc miền núi nói riêng.

“Trên tất cả các quốc gia mà tôi có thể biết hay thông qua tham dự những hội thảo, viếng thăm, làm việc, thì chính sách của Việt Nam đối với các DTTS rất khác biệt. Chúng ta đặt vấn đề lên cao, không chỉ là vấn đề đại đoàn kết các dân tộc mà còn là giữ gìn bản sắc đó. Bởi, với mỗi một cộng đồng hay mỗi dân tộc lại mang bản sắc riêng” , Chủ tịch Hội Nhà văn nói.

Theo ông Nguyễn Quang Thiều, lâu nay, những chính sách về kinh tế, văn hoá, giáo dục đặc biệt trong lĩnh vực ấn phẩm sách viết về miền núi luôn luôn tạo ra được các giá trị riêng biệt về bản sắc.

Hiện nay, các sáng tác về đề tài DTTS luôn là những sáng tác được chú ý và hấp hẫn. Không chỉ có nhà văn, nhà thơ, các văn nghệ sĩ là người DTTS đang sáng tác về đời sống của dân tộc mình, mà còn có các nhà văn, nhà thơ ở các vùng miền núi khác hay ở thành phố, cùng đông đảo những người đang hướng về, muốn đi thực tế trong đời sống vùng đôgnf bào DTTS và miền núi, lấy chất liệu để sáng tác. Những chất liệu ấy nằm trong đời sống, văn hoá, phong tục, thậm chí trong chính thiên nhiên và các mối quan hệ giữa người với người của các dân tộc.

Ông Nguyễn Quang Thiều cho biết thêm, hiện, số lượng những tác phẩm viết về dân tộc miền núi và cả các tác giả là người DTTS miền núi mỗi ngày đều tăng lên. Nhiều tác giả là người DTTS đã có sản phẩm đạt giải thưởng nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh và các giải thưởng của hội cũng như giải thưởng các cuộc thi báo chí khác.

“Sau Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần này, tôi nghĩ rằng cần phải đưa vẻ đẹp của văn hóa các DTTS hòa vào trong đời sống, không chỉ là không gian của miền núi mà nó còn là các không gian khác ở đô thị, các vùng khác, tạo sự tương tác, hướng đến sự phát triển văn hóa nói chung của Việt Nam. Tôi cũng tin tưởng rằng, sau Hội nghị lần này, tầm quan trọng của văn hoá đối với sự phát triển dân tộc sẽ được khẳng định thêm; đồng thời sẽ có thêm những chính sách tốt hơn, hiện thực hoá hơn, cụ thể hơn theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về văn hoá”, ông Nguyễn Quang Thiều chia sẻ. 

Tin cùng chuyên mục
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng và đỉnh cao của văn hóa giữ nước Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng và đỉnh cao của văn hóa giữ nước Việt Nam

70 năm qua, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã có hàng nghìn công trình lớn, nhỏ, trong nước và nước ngoài nghiên cứu về chiến dịch này để cố gắng đưa ra những đánh giá đầy đủ, trọn vẹn nhất về ý nghĩa, tầm ảnh hưởng to lớn của sự kiện đối với Việt Nam và thế giới.